Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Điều trị đúng cách như thế nào?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm khiến người bệnh mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất
Cỡ chữ
Rate this post


Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh và chủ quan trong cách điều trị. Do đó, để bạn đọc nhận thức rõ hơn về bệnh viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm, bài viết hôm nay Venus Global sẽ cung cấp đến bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất.

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm trở nên phổ biến
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm rất phổ biến hiện nay

1. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là tình trạng kéo dài của viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng có các triệu chứng như: hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi hay nhiễm trùng họng, v.v. Viêm xoang có thể là biến chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm, cần điều trị đúng cách và phòng ngừa bệnh

Viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm xảy ra khi triệu chứng của viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng mà không được chữa trị đúng cách. Điều này khiến cho xoang mũi bị viêm nhiễm nặng nề, vi khuẩn virus không được tiêu diệt ngày càng sinh sôi mạnh mẽ, dẫn đến bội nhiễm.

2. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Về cơ bản, viêm mũi dị ứng bội nhiễm xuất phát từ những nguyên nhân khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng thông thường.

Nguyên nhân chủ yếu là do hàm lượng IgE cao vượt mức bình thường, khiến cho lượng histamin kích thích ra nhiều hơn. Và yếu tố bội nhiễm thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Yếu tố di truyền. Bệnh viêm mũi dị ứng rất dễ di truyền và nguy cơ bội nhiễm cho thế hệ sau cũng rất cao. Bệnh cũng có khả năng tái phát nhiều lần nếu như người bệnh chủ quan trong việc chữa trị, hậu quả là phải sống chung với bệnh trong thời gian dài. Một số bệnh lý di truyền khác cũng có khả năng tăng tỷ lệ nhiễm viêm mũi dị ứng như: hen suyễn, viêm xoang mãn tính, v.v.
  • Cơ địa. Những người có cơ địa yếu, nhạy cảm với môi trường xung quanh và có tiền sử mắc các bệnh dị ứng sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm cao hơn người bình thường.
  • Yếu tố khác. Các yếu tố khác bao gồm virus, vi khuẩn, nấm mốc, hóa chất độc hại đều có nguy cơ gây bội nhiễm.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nguyên nhân gây bệnh giống như bệnh viêm mũi dị ứng thông thường
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm xuất phát từ những nguyên nhân khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng thông thường

3. Triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Người bệnh có thể nhận biết mình mắc viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm nhờ vào những triệu chứng sau:

  • Chảy nước mũi kèm hắt hơi liên tục. Triệu chứng này xuất hiện do lớp niêm mạc bị viêm, khi xuất hiện các tác nhân dị ứng sẽ hắt hơi liên lục.
  • Nước mũi có màu vàng đục và chảy theo từng cơn.
  • Ngạt mũi, khó thở. Do sự tắc nghẽn dịch nhầy cộng với niêm mạc bị phù nề.
  • Ngứa mũi. Do sự tấn công của tác nhân gây dị ứng.
  • Ngứa họng
  • Ngứa mắt
  • Mí mắt bị phù
  • Mắt nhiều quầng thâm
  • Tai có cảm giác bị đầy
  • Dây thanh quản bị phù nề, khan tiếng
  • Viêm tai giữa
Tham khảo:
>> Những biểu hiện viêm mũi dị ứng điển hình, nguyên nhân và cách điều trị
>> Viêm xoang dị ứng mãn tính là gì? Bệnh có chữa khỏi được không?
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm khiến người bệnh mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm khiến người bệnh mệt mỏi cả về tinh thần lẫn thể chất

4. Biến chứng nguy hiểm của viêm mũi dị ứng bội nhiễm

Bệnh viêm xoang mũi dị ứng bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thể lực, tinh thần đều kém, bệnh kéo dài lâu còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm họng. Các bệnh lý về mũi thường ảnh hưởng ít nhiều đến họng. Các dịch tiết ở mũi chảy xuống họng gây viêm nhiễm khiến người bệnh bị viêm họng kéo dài, trường hợp nặng có thể dẫn đến mãn tính.
  • Viêm xoang. Vi khuẩn virus tồn tại lâu trong các lỗ xoang, tiếp tục sinh sôi khiến lớp niêm mạc mũi tổn thương nghiêm trọng. Dịch tiết ở mũi ứ đọng sẽ cản trở việc lưu thông khí khiến mô xoang bị viêm làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hen suyễn. Tình trạng khó thể kéo dài lâu khiến người bệnh mệt mỏi, kèm theo một số triệu chứng như đau thắt ngực, ho khò khè. Trường hợp nặng hơn phải cần đến sự hỗ trợ của thiết bị y tế.
  • Rối loạn giấc ngủ. Tinh thần kém, tình trạng hắt hơi kéo dài ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Điều này tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày như làm việc, học tập không hiệu quả do đầu óc không minh mẫn.
Xem thêm:
>> Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?
>> Bà bầu bị viêm mũi dị ứng liệu có ảnh hưởng đến thai nhi?

5. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm đúng cách

Bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm không phải không chữa được, mà đòi hỏi người bệnh phải kiên trì kết hợp với việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số cách điều trị bệnh phổ biến như:

5.1 Dùng thuốc tây

  • Thuốc kháng sinh: Cefuroxime, Chlorpheniramine,…
  • Thuốc kháng Histamin: Flunisolide, Diphenhydramine, Montelukast,…
  • Thuốc chống viêm nhờ Corticosteroid: Mometasone, Fluticasone propionate,..
  • Thuốc an thần
  • Thuốc giảm ho, giảm viêm
  • Co mạch, chống phù nề
  • Thuốc giãn phế quản

Điều trị viêm mũi dị ứng thường bắt đầu bằng thuốc kháng histamine uống. Thuốc kháng histamine thế hệ sau ít an thần hơn các thuốc cũ và hiệu quả tương đương, vì vậy chúng được ưu tiên sử dụng. Do tác dụng bắt đầu tương đối nhanh, thuốc kháng histamine có thể được sử dụng khi cần thiết.

Tham khảo thông tin liều lượng thuốc trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm

5.2 Mẹo dân gian

  • Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý
  • Dùng nước ép tỏi để sát trùng
  • Xông hơi mũi.
Tìm hiểu chi tiết hơn:
>> Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn là gì?
>> Hướng dẫn cách chữa viêm xoang bằng hạt gấc chi tiết nhất

5.3 Cách chăm sóc tại nhà

  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh họng, mũi hàng ngày;
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể;
  • Bổ sung đủ nước, rau xanh và các loại trái cây giàu vitamin;
  • Hạn chế đến những nơi đông người, nơi nhiều khói bụi, hóa chất;
  • Luôn đeo khẩu trang;
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo lịch trình của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về bệnh và chuẩn bị cho bản thân cũng như gia đình những biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.