Điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ – Những vấn đề ba mẹ cần lưu ý

Viêm xoang ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến
Cỡ chữ


Đa số chúng ta thường thấy những ca viêm xoang ở người lớn nhưng điều đó không có nghĩa là không xuất hiện bệnh viêm xoang mũi ở trẻ em. Phòng tránh viêm mũi xoang ở trẻ em và điều cần thiết và thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tuổi trở xuống, cơ địa gầy gò ốm yếu, sức đề kháng kém, cơ địa dễ mắc bệnh viêm mũi và viêm mũi dị ứng bẩm sinh… Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm xoang? Hãy cùng Venus Global tìm hiểu một số liệu pháp chữa viêm xoang ở trẻ nhỏ ngay sau đây.

Viêm xoang ở trẻ nhỏ ngày càng phổ biến
Bệnh viêm xoang đang ngày càng phổ biến ở trẻ em.

1. Vì sao trẻ em bị viêm xoang?

Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ do vi khuẩn gây ra
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi xoang ở trẻ em

Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc dưới các hốc xoang bị viêm nhiễm gây ra bệnh viêm xoang. Bệnh không chỉ phổ biến ở người lớn, trung niên mà còn xuất hiện nhiều ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Khi các bé bị cảm lạnh hoặc dị ứng thì niêm mạc bị sưng và tạo ra chất nhầy ở các mô xoang. Chất nhầy ứ đọng trong các xoang lâu ngày do mũi (trước hoặc sau) bị tắc nghẽn sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn và nấm phát triển, sinh ra dịch mủ và gây viêm xoang.

Tác nhân gây viêm xoang mũi ở trẻ nhỏ chủ yếu là nấm, vi khuẩn và virus.

Một số loại vi khuẩn thường thấy như: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Klebsiella,… Những tác nhân này sẽ di chuyển ngược từ vùng họng lên các xoang gây viêm nhiêm xoang cho trẻ.

Viêm mũi xoang ở trẻ em thường xuất hiện ở những bé có cơ thể gầy gò, suy dinh dưỡng, sống ở những nơi không đảm bảo, hít phải các khí độc hại thường có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang cao. Ngoài ra, bệnh viêm xoang mũi ở trẻ em cũng thường xảy ra với các bé có cơ địa dễ dị ứng như: viêm VA, viêm amidan… Khi bị viêm xoang mũi ở trẻ nhỏ, các bé thường xuất hiện các bệnh lý sau đây trước khi chuẩn đoán bị bệnh như:

  • Viêm đường hô hấp trên: bệnh thường xuyên xuất hiện nhiều đợt trong năm và có các triệu chứng ho, ngạt mũi, chảy mũi, sốt nhẹ. Dù có khỏi sau khi uống thuốc thì vẫn sẽ tái lại.
  • Viêm mũi dị ứng: trẻ chảy mũi liên tục, nước mũi trong, thở khò khè và kèm ran ở phổi.
  • Viêm phế quản: phế quản bị co thắt làm trẻ khó thở, phải thở bằng miệng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: thường gặp ở các bé có cha mẹ bị AIDS.
  • Những bé có bất thường về giải phẫu về hốc mũi: như vẹo vách ngăn mũi, quá phát VA vòm họng, VA vòi…
  • Những bệnh lý trên nếu không điều trị cho các bé kịp thời sẽ dẫn đến viêm mũi xoang ở trẻ em.
Tìm hiểu thêm: 
>> Bệnh viêm xoang sau mãn tính là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
>> Viêm xoang cấp tính và những biến chứng nguy hiểm cần biết

2. Triệu chứng thường gặp của trẻ bị viêm xoang

Dấu hiệu của mũi ở viêm xoang khiến cho các bé khó chịu
Các triệu chứng về mũi của viêm xoang thường khiến các bé khó chịu.

Bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:

+ Sốt nhẹ.

+ Nước mũi có màu vàng hoặc màu xanh đặc có mùi hôi.

+ Ho kéo dài.

+ Đau tai, ù tai.

+ Nghẹt mũi.

Sau 5-7 ngày sốt, nếu trẻ vẫn còn xuất hiện các triệu chứng trên kèm thêm ho nhiều vào ban đêm, dễ nôn oẹ, hơi thở ngắn do bị nghẹt mũi kéo dài, quấy khóc, ngủ không ngon… thì đó là dấu hiệu thường thấy khi hệ thống xoang bị viêm nhiễm hoặc viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi. Nếu các triệu chứng này xuất hiện nhiều lần, bạn nên đưa bé nhà mình đến bác sĩ để điều trị. Bệnh viêm xoang mũi ở trẻ em thường được chia thành 3 thể sau:

+ Viêm xoang cấp tính: thời gian bệnh kéo dài dưới 4 tuần.

+ Viêm xoang bán cấp: kéo dài từ 4-8 tuần.

+ Viêm xoang mạn tính: kéo dài từ 8-12 tuần dù được điều trị nhưng không khỏi.

Ở các bé lớn hơn từ 9 – 12 tuổi sẽ xuất hiện thêm tình trạng nhức đầu, đau ở các vùng mặt, phù nề quanh mắt, đau răng,… Còn trường hợp ở các bé nhỏ thì không xoang của các bé chưa phát triển đầy đủ.

Đọc ngay: 
>> Những dấu hiệu của viêm xoang sàng hàm - hướng dẫn điều trị bệnh tốt nhất 
>> Làm gì khi phát hiện khối u trong mũi?

3. Những biến chứng viêm xoang của các bé

Biến chứng viêm xoang gây ảnh hưởng thị giác của trẻ con
Biến chứng của viêm xoang ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến thị giác.

Đa số phụ huynh thường lầm tưởng về bệnh viêm xoang với các bệnh về viêm đường hô hấp khác. Viêm xoang ở trẻ em có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ.
  • Viêm màng não, viêm áp não, áp xe não.
  • Viêm phế quản mãn tính, bệnh nhức đầu dai dẳng, hen suyễn.
  • Viêm họng mãn tính, viêm tai giữa ứ dịch, polyp mũi.
  • Gây biến chứng viêm cốt tủy xương, viêm tắc tĩnh mạch hang.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh tình

Khi đi thăm khám ở bệnh viện đa khoa tai mũi họng, ngoài những triệu chứng bệnh lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ cho trẻ thực hiện thêm những kỹ thuật cận lâm sàng khác để chẩn đoán và làm rõ hơn tình trạng cũng như phòng tránh viêm mũi xoang và các dấu hiệu niêm mạc ở trẻ em.

    • Chụp X-quang tư thế Blondeau và Hirtz: Làm rõ tình trạng ở hệ thống xoang, niêm mạc xoang và mức khí – dịch.
    • Nội soi mũi: Khi chẩn đoán bệnh tình ở trẻ, nội soi mũi cho ra kết quả 2 bên hốc mũi nhiều chất nhầy, phù nề niêm mạc cuốn mũi.
  • Chụp CT: khi bác sĩ xác định tình trạng của bé trở nên nặng bắt buộc can thiệp ngoại khoa, sẽ tiến hành chụp CT Scan để lấy hình rõ nét hơn X- quang. Phương pháp này thường được áp dụng cho trẻ bị viêm xoang mạn tính và chẩn đoán bệnh tình chính xác hơn.

5. Điều trị dứt điểm viêm xoang cho trẻ

Bố mẹ thường điều trị viêm xoang cho trẻ nhỏ bằng thuốc
Sử dụng thuốc là một cách phổ biến mà các bậc phụ huynh thường dùng.
Cùng tìm hiểu: 
>> Viêm xoang mãn tính có chữa được không?

5.1 Các biện pháp điều trị viêm xoang cấp tính ở trẻ em

  • Thuốc dị ứng dành cho bệnh viêm xoang ở trẻ em: Nên dùng các loại thuốc có kháng histamin Montelukast, Fexofenadine, Flunisolide,…và các loại thuốc dị ứng để giảm sưng nếu trẻ viêm xoang do viêm mũi dị ứng.
  • Thuốc kháng sinh như Doxycycline, Cefpodoxime, Chlorpheniramine: Nếu trẻ bị viêm xoang do các vi khuẩn, virus xâm nhập vào các khoang mũi dẫn đến viêm xoang thì nên dùng thuốc kháng sinh để kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn là hiệu quả nhất. Nếu sau 3-5 ngày sử dụng thuốc mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bác sĩ sẽ đổi sang dùng loại kháng sinh khác.

Một số lưu ý khi được chẩn đoán và hướng dẫn sử dụng thuốc để chữa trị và phòng tránh bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em:

Thuốc dị ứng và thuốc kháng sinh có thể dùng được trong chữa trị viêm xoang tái phát lại nhiều lần.

Không nên tự ý sử dụng kháng sinh mà không có sự hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh tình. Một số loại kháng sinh có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Thêm vào đó, nếu sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi sẽ dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

Thông thường, bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ do virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Các thuốc sử dụng chủ yếu là để phòng tránh các triệu chứng viêm mũi xoang ở trẻ em như: acetaminophen, ibuprofen.

Không được tự mình chẩn đoán bệnh tình nếu không chắc chắn hay tuỳ tiện sử dụng thuốc xịt mũi cho bé mà không được bác sĩ kê đơn. Tuy các thuốc này có thể giảm bớt dấu hiệu tạm thời nhưng nếu lạm dụng sẽ gây phụ thuộc vào thuốc và khó chữa trị.

5.2 Các biện pháp phòng tránh viêm xoang mãn tính cho trẻ

  • Thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid: Các thuốc xịt hoặc nhỏ mũi có chứa steroid được sử dụng nhiều trong các đơn thuốc chữa viêm xoang mãn tính.
  • Kháng sinh: Trẻ thường được sử dụng kháng sinh trong các trường hợp viêm xoang mãn tính do bị nhiễm khuẩn.
  • Thuốc tiêm: Các mũi tiêm thường được sử dụng trong trường hợp các bé bị dị ứng mũi do phấn hoa, hạt bụi nấm mốc. Điều này có thể làm giảm các phản ứng của các bé đối với tác nhân gây bệnh.
  • Những loại thuốc khác: Dung dịch nước muối dạng xịt hoặc nhỏ giọt, thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin, thuốc làm loãng dịch mủ giúp loại bỏ dịch mủ một cách dễ dàng và làm sạch khoang mũi nhanh chóng

Các nghiên cứu được xem xét đã kết luận rằng steroid đường mũi có hiệu quả hơn trong việc giảm các triệu chứng về xoang mũi. Tuy nhiên, cần kết hợp steroid và vệ sinh mũi cho trẻ em bằng nước muối để giảm được các triệu chứng viêm mũi lâu ngày dẫn đến viêm xoang.

5.3 Những điều cần chú ý khi điều trị bệnh viêm xoang cho trẻ em

Trẻ cần nhập viện ngay khi có những triệu chứng sau:

Cảm lạnh 7-10 ngày mà không thuyên giảm.

Cảm lạnh chuyển biến nặng hơn sau khi xuất hiện các dấu hiệu thường thấy:

  • Đau căng quanh mắt và vùng má
  • Triệu chứng cảm tồi tệ hơn.
  • Sốt
  • Vùng mắt bị sưng lên.

Không nên áp dụng các phương pháp điều trị ngoại khoa cho bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ.

Thường xuyên vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý cho bé để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang ở trẻ con, loại bỏ và phòng tránh dịch mủ gây viêm nhiễm hệ thống xoang hiệu quả.

Xông mũi tại nhà với tinh dầu hoặc sả, lá chanh làm mũi thông thoáng, giúp trẻ không còn khò khè, khó chịu để phòng tránh viêm tai mũi họng kéo dài.

Bên cạnh đó khi có các triệu chứng bệnh viêm xoang ở trẻ em thường gặp, các cha mẹ thường xuyên dùng khăn ấm để chườm lên các vùng sưng như mũi, mắt, mặt của bé để giảm đau, thư giãn hơn.

Cho bé ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước và có một chế độ ăn phù hợp. Điều này sẽ tránh được tình trạng như mất nước ở cơ thể của bé và ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm xoang cho trẻ em.

6. Phòng tránh bệnh viêm mũi xoang ở trẻ em

  • Thường xuyên vệ sinh mũi và họng cho trẻ bằng nước muối hoặc các dung dịch chuyên dụng.
  • Tạo độ ẩm cho phòng của trẻ vào những ngày hanh khô để tránh làm kích thích đến xoang mũi gây bệnh viêm xoang.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng hoặc những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Nếu cho trẻ đi bơi nên chú ý tuyệt đối không cho nước lọt vào xoang gây nhiễm trùng.
  • Luôn giữ vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh trẻ.
  • Định kỳ tiêm chủng vacxin phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ.

Sức đề kháng của các bé yếu hơn nhiều so với người lớn nên rất dễ mắc bệnh viêm xoang (đặc biệt là vào các mùa gió và lạnh) nếu phụ huynh cứ tiếp tục chủ quan đến sức khoẻ của con em. Chính vì thế, chúng tôi mong rằng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ cũng như các dấu hiệu thường gặp để có các phương pháp chữa trị thông qua bài viết này. Nhờ đó có thể chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của các bé tốt hơn và tránh được các bệnh tình liên quan đến viêm tai mũi họng ở trẻ nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.