Bệnh viêm xoang hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang hàm
Cỡ chữ

Vào thời điểm chuyển giao mùa, môi trường xung quanh và thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn đến nhiều bệnh lý trong đó có viêm xoang hàm cấp. Đây là một loại viêm xoang thường gặp, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng khó lường.

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm xoang hàm

1.1 Viêm xoang hàm là bệnh gì?

Viêm xoang hàm là tình trạng các lớp niêm mạc ở các hốc xoang nằm quanh vùng mắt và hai bên má bị viêm nhiễm, phù nề. Viêm xoang hàm là dạng viêm xoang phổ biến nhất hiện nay. Bệnh viêm xoang hàm không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm họng, viêm thanh quản: dịch mủ từ xoang chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm.
  • Viêm thần kinh thị giác, viêm các tĩnh mạch xoang.
  • Viêm đa xoang: viêm xoang trán, viêm xoang sàng sau… do vị trí của các xoang này gần nhau và có liên quan với xoang hàm.
Bệnh viêm xoang hàm là tình trạng hai bên hốc mắt bị viêm nhiễm nặng
Viêm xoang hàm là tình trạng hai bên hốc mắt bị viêm nhiễm và phù nề
Có thể bạn chưa biết: 
>> Viêm xoang cấp là gì? Nguyên nhân gây ra căn bệnh này

1.2 Các dạng viêm xoang hàm

Có ba dạng viêm xoang hàm mà người bệnh có thể mắc phải là:

  • Viêm xoang hàm cấp tính
  • Viêm xoang hàm mạn tính
  • Viêm xoang hàm do những bệnh về răng

1.3 Đối tượng có nguy cơ mắc viêm xoang hàm

  • Những người có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Có thể trước đây từng bị viêm xoang hàm cấp tính nhưng không điều trị dứt điểm.
  • Người có cấu trúc xoang hàm bị sai lệch do bẩm sinh hoặc bị biến dạng sau khi phẫu thuật.
  • Những bệnh nhân bị sâu răng, viêm nhiễm răng miệng nhưng không điều trị sớm hoặc không điều trị đúng cách.
  • Những trường hợp đã đi nhổ răng, thực hiện những phẫu thuật vùng khoang miệng cũng có tỷ lệ mắc viêm xoang hàm cao.
Nguy cơ mắc viêm xoang hàm do lệch vách ngăn mũi
Lệch vách ngăn mũi làm tăng khả năng mắc viêm xoang hàm

2. Triệu chứng của bệnh viêm xoang hàm

Những người mắc bệnh viêm xoang hàm thường có các biểu hiện sau:

  • Đau nhức vùng mặt, hai bên má, hốc mắt và lan sang hai bên thái dương.
  • Sốt cao
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Ở các vị trí bị viêm xuất hiện dịch mủ và có mùi hôi.

Mặt khác, đối với mỗi loại viêm xoang hàm sẽ có những triệu chứng khác nhau:

  • Viêm xoang hàm cấp tính kéo dài khoảng 6 tuần. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau buốt ở đầu, sốt cao, đau nhức ở hàm trên, hốc mắt rồi lan sang thái dương và vùng mắt. Cơn đau nhiều vào buổi sáng, buổi trưa và giảm dần vào buổi chiều tối. Người bệnh cảm thấy đau nhiều khi cuối đầu, gập người, chạy nhảy, gập người, vận động mạnh hoặc lấy tay nhấn vào mắt và hố răng.

Nếu bệnh nhân bị viêm xoang hàm bên nào thì mặt bên đó sẽ xuất cơn đau và có xuất hiện dịch. Ban đầu dịch mũi loãng, sau đó sẽ đặc dần và chuyển sang màu vàng, kèm theo mủ, mùi hôi. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau hơn khi cúi gập người, chạy nhảy mạnh. Các triệu chứng này kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang hàm mạn tính.

  • Viêm xoang hàm mạn tính: Nếu bị chuyển qua giai đoạn này, người bệnh sẽ không còn đau nhức ở vùng mặt nhưng sẽ bị nghẹt mũi. Kèm theo đó cũng xuất hiện thêm dịch chảy ra có mùi hôi màu vàng, hai bên thái dương đau nhức dữ dội khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Viêm xoang hàm mạn tính là một tình trạng báo động, nếu bạn không chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tấy hốc mắt, viêm màng não, áp – xe não, viêm xương tuỷ,…

Viêm xoang hàm do những bệnh về răng: xuất hiện các triệu chứng đau âm ỉ đến dữ dội ở hai bên má và vùng mặt. Có xuất hiện mủ và hôi miệng.

Đọc thêm: 
>> Triệu chứng viêm xoang sàng - nhận biết để chữa trị đúng
Dấu hiệu viêm xoang hàm: đau nhức hai bên hàm
Đau nhức hai bên hàm – một trong những dấu hiệu cơ bản của viêm xoang hàm

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang hàm

  • Vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào các hốc xoang hàm gây viêm nhiễm.
  • Những bệnh lý về răng miệng.
  • Cấu trúc giải phẫu lệch vách ngăn mũi.
  • Viêm mũi dị ứng kéo dài nhưng không trị dứt điểm.
  • Những di chứng sau tai nạn hoặc hậu quả mà phẫu thuật để lại.
Viêm xoang hàm do viêm mũi dị ứng kéo dài
Tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang

4. Viêm xoang hàm có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp

Được xem là một bệnh lý phổ biến nhất trong các loại viêm xoang, bệnh viêm xoang hàm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Ngay ở giai đoạn đầu, bệnh thường xuất hiện nhiều triệu chứng đau nhức, sổ mũi, khó chịu khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Nếu ngay ở giai đoạn nhẹ nhưng không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến đến giai đoạn mãn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng mà bạn không lường trước được như:

  • Các biến chứng ở não: Đây là cơ quan trọng điểm nhất của cơ thể con người, nên những biến chứng ở não được xem là biến chứng nặng nguy hiểm nhất. Tuy khả năng xảy ra những biến chứng này không cao nhưng chúng ta vẫn không nên chủ quan, các biến chứng bao gồm: áp xe não, viêm não, viêm màng não…
  • Biến chứng về tai: Viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, nếu không có giải pháp điều trị có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn.
  • Biến chứng về mắt: áp xe tuyến lệ, sưng mí mắt, viêm mô liên kết quanh mắt, sưng mắt…
  • Biến chứng về đường hô hấp: viêm đa xoang, viêm họng, viêm amidan…

Biến chứng thường xảy ra nhất của viêm xoang hàm là phù nề do viêm vòm họng. Một biến chứng khác là áp xe dưới sụn của quỹ đạo, nơi tích tụ mủ hình thành giữa các xương của quỹ đạo và periorbita, thường là giữa các lớp đệm và periorbita. Hiện tượng lồi mắt, loạn sản hóa học và hạn chế vận động của nhãn cầu, nhưng nhãn cầu sẽ chuyển hướng xuống một bên. Đau xảy ra khi chạm vào góc trung tuyến trên của quỹ đạo.

Nếu để tình trạng viêm xoang hàm mãn tính kéo dài nhưng không có bất kỳ một biện pháp nào điều trị, tính mạng của người bệnh có thể bị đe doạ.

5. Phương pháp điều trị viêm xoang hàm

Nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng như trên thì việc đầu tiên là hãy đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xét nghiệm lâm sàng, chụp X- quang để khảo sát các xoang, chẩn đoán là viêm xoang hàm. Từ đó bác sĩ có thể đưa ra liệu trình điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

5.1 Điều trị viêm xoang hàm bằng thuốc

Phương pháp điều trị bằng thuốc là phương pháp áp dụng nhiều nhất trong điều trị viêm xoang. Bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ kê. Cách này phù hợp với những bệnh nhân bị viêm xoang hàm cấp tính. Các loại thuốc bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Ampicilin, Paracetamol,…
  • Thuốc chống dị ứng: Alimemazine, Acrivastine, Chlorpheniramine,…
  • Thuốc chống sung huyết mũi: Budesonide, Xylometazoline,…

Điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong điều trị viêm xoang hàm.

5.2 Điều trị viêm xoang hàm bằng phương pháp ngoại khoa

Ngoài ra còn có một phương pháp phổ biến khác là Proetz, rửa xoang dưới áp lực âm bằng cách chọc xoang hút mủ và dịch ứ đọng trong các hốc xoang ra ngoài, đồng thời đưa các thuốc vào những hốc xoang đó để thay thế. Những bệnh nhân mắc viêm xoang hàm do các bệnh lý về răng miệng có thể điều trị các nguyên nhân gây bệnh như nhổ răng sâu, răng gây tổn thương.
Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể được chỉ định cắt polyp mũi hay tiến hành phẫu thuật chỉnh vách ngăn.

Bệnh nhân bị viêm xoang hàm mạn tính thường được ưu tiên điều trị bằng phương pháp Proetz hoặc phẫu thuật hơn.

Phương pháp rửa xoang Proetz
Rửa xoang bằng phương pháp Proetz
Tìm hiểu thêm:
>> Chữa viêm xoang mãn tính như thế nào?
>> Cách chữa viêm xoang cho trẻ em mà bố mẹ cần nắm rõ

6. Bị viêm xoang hàm không nên ăn gì?

Để đảm bảo cho việc điều trị viêm xoang hàm diễn ra hiệu quả, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng điều độ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải có một cơ thể khỏe mạnh để chống chọi với bệnh tật bằng cách tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn hợp lý.

Đây là một số món ăn không nên ăn nhiều khi bị viêm xoang hàm:

+ Chất kích thích: đồ uống có cồn, cà phê, nước có ga…

+ Những thực phẩm có thể gây kích ứng cho cơ thể của bạn.

+ Đồ ăn cay nóng: những thực phẩm này có khả năng gây trào ngược thực quản- nguyên nhân gây ra các vấn đề về tai, mũi, họng

+ Đồ dùng lạnh hoặc có đá: có thể gây kích ứng đường hô hấp và niêm mạc vùng miệng

+ Sữa và các sản phẩm từ sữa: những thực phẩm này sẽ làm tăng dịch nhầy trong mũi, họng, gây khó khăn cho đường hô hấp.

7. Các cách phòng ngừa viêm xoang hàm

+ Giữ ấm hệ hô hấp mỗi khi thời tiết trở lạnh

+ Hạn chế sử dụng các thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể như trên.

+ Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày.

+ Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến các vùng có môi trường không trong lành.

+ Tránh ngồi máy lạnh quá lâu, giữ độ ẩm ở trong để tránh kích ứng niêm mạc mũi.

+ Rửa mũi và họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

+ Tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc…

+ Thăm khám và nghe theo hướng dẫn điều trị của các bác sĩ.

+ Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đồng thời tập thể dục điều độ để nâng cao sức đề kháng.

Tìm hiểu thêm: 
>> Ung thư mũi có chữa được không? Những yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh?
Cách điều trị tốt nhất là thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế
Thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế là cách điều trị tốt nhất

Viêm xoang hàm là một bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Nếu bạn không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Chính vì thế, chúng ta không nên xem nhẹ hay chủ quan mỗi khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người xung quanh để có thể phòng ngừa cũng như tránh xa căn bệnh này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.