Ung thư mũi là căn bệnh liên quan đến đường hô hấp, gây ra tình trạng bít tắc khoang mũi do khối u phát triển. Vậy những triệu chứng của ung thư mũi là gì và bệnh có thể được điều trị bằng những phương pháp nào? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm những kiến thức thực tế về căn bệnh này.
1. Ung thư mũi là gì?
Xoang mũi bao gồm những không gian nhỏ và rỗng xung quanh mũi, được lót bằng các tế bào tiết chất nhầy để giữ độ ẩm cho mũi. Các khoang mũi thông với họng, khi bạn thở không khí sẽ đi qua từ khoang mũi xuống hầu họng, đi vào phổi và ngược lại.
Ung thư mũi là sự hình thành các khối u trong xoang mũi hoặc khoang mũi do các tế bào ung thư phát triển quá mức. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, được xếp vào căn bệnh nguy hiểm ở vùng mặt. Có hai loại ung thư mũi phổ biến là ung thư xoang mũi và ung thư khoang mũi.
Tham khảo thêm: >> Bệnh viêm xoang sàng và những điều cần biết >> Bệnh viêm xoang cấp là gì? Những biến chứng không được chủ quan
2. Các loại ung thư xoang mũi
Ung thư xoang mũi bao gồm ung thư nhiều bộ phận khác nhau xảy ra trong khoang mũi hoặc xoang. Các loại ung thư mũi xoang như:
- Ung thư tế bào vảy xảy ra trong đường hô hấp. Đây là loại ung thư phổ biến nhất, khoảng 70% ung thư xoang.
- Ung thư tuyến xảy ra ở lớp niêm mạc xoang. Khoảng 10 – 20% ung thư xoang.
- U lympho. Khoảng 5% ung thư xoang, được gây ra bởi các tế bào trong hệ miễn dịch hay bạch huyết.
- Khối u ác tính. Khoảng 3% ung thư xoang, phát sinh từ các tế bào ở niêm mạc xoang có chứa sắc tố.
- U nguyên bào thần kinh khứu giác. Phát triển từ các dây thần kinh, nơi thần kinh đi vào khoang mũi và tạo ra các cảm nhận về mùi hương.
- U nhú do nhiễm virus HPV. Các khối u giống mụn cóc tăng trưởng trong mũi xoang, đa phần u nhú là lành tính nhưng có khoảng 10% sẽ tiến triển thành ung thư.
Xem ngay: >> Viêm xoang hàm là gì? >> Bệnh viêm mũi mủ ở trẻ em
3. Các triệu chứng ung thư xoang mũi
Từ giai đoạn đầu của bệnh đến giai đoạn chuyển biến nặng hơn, mặc dù đôi khi người bệnh sẽ không có triệu chứng. Nhưng các triệu chứng sau đây kéo dài liên tục thì có thể là dấu hiệu của ung thư xoang mũi:
- Nghẹt mũi không đỡ và ngày càng trầm trọng
- Đau nhức ở vùng trán, mũi, má hoặc vùng xung quanh mắt và tai
- Sự tắc nghẽn một bên mũi
- Chảy dịch từ cửa mũi sau xuống họng
- Chảy máu cam liên tục nhiều ngày
- Mũi chảy mủ
- Giảm hoặc mất khứu giác
- Đau hoặc tê ở mặt, răng, răng lung lay
- Chảy nước mắt
- Sưng một bên mắt
- Nhìn mờ, thị giác yếu hoặc mất thị lực
- Tai bị tăng áp lực, đau tai
- Khó khăn khi nghe
- Những cảm giác về mùi hương, mùi vị mất dần
- Sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ
- Khó mở miệng
- Tái nhiễm khuẩn tai
- Đau nhức ở trên và dưới mắt
- Các hạch bạch huyết ở cổ mở rộng (Cục u dưới da có thể cảm nhận)
Việc tìm đến bệnh viện, bác sĩ để thăm khám bệnh tình nếu có các dấu hiệu kể trên là điều cần thiết và cấp bách để chẩn đoán xem có phải người bệnh đang mắc phải ung thư mũi không.
Thông qua nội soi, các bác sĩ có thể lấy một mảnh khối u (được gọi là sinh tiết tế bào) để xác định loại bệnh. Nếu người bệnh mắc phải ung thư thì cần chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định độ lan rộng, tầm ảnh hưởng của khối u đang tồn tại.
4. Những yếu tố chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc ung thư xoang mũi
Ung thư xoang mũi là một bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, nếu không cẩn thận khi tham gia những hoạt động thường ngày cũng sẽ vô tình gây nên ung thư xoang mũi. Có 2 nguyên nhân chủ yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
4.1 Sử dụng thuốc lá
Thuốc là là yếu tố lớn nhất tác động đến cơ thể gây ra ung thư đầu và cổ. Thuốc lá, xì gà, tẩu, thuốc lá nhai, thuốc lá hít đều có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 85% bệnh ung thư đầu và cổ có liên quan đến việc người bệnh sử dụng thuốc lá. Ngoài ra việc vô tình hít phải khói thuốc lá cũng có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh ung thư mũi, ung thư đầu và cổ.
4.2 Rượu
Rượu cũng là chất làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư về đầu và cổ trong đó có ung thư xoang mũi không kém gì thuốc lá. Nếu thường xuyên sử dụng rượu và thuốc lá sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp nhiều lần.
4.3 Các yếu tố làm khác
- Giới tính. Nam giới có nguy cơ mắc ung thư xoang mũi gấp nhiều lần so với nữ giới.
- Tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 45 đến 85 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư xoang mũi cao hơn.
- U nhú ở người do HPV. Nhiễm HPV có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư khoang mũi, xoang cạnh mũi. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc nhiễm HPV là quan hệ tình dục với người có virus HPV. Theo nghiên cứu, có một số chủng HPV có mối liên hệ mạnh mẽ với một số loại ung thư và hiện tại đã có vắc xin để giúp bạn ngăn ngừa một vài chủng HPV nhất định.
- Hít phải chất độc. Khi cơ thể hít vào một số chất độc hại từ môi trường thì sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư xoang mũi.
- Tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư xoang mũi.
- Sử dụng cần sa. Theo những nghiên cứu gần đây, nguy cơ mắc bệnh ung thư xoang mũi ở những người sử dụng cần sa ngày càng cao.
5. Điều trị ung thư xoang mũi
Ung thư xoang mũi là căn bệnh nếu không điều trị sẽ để lại những biến chứng cho đường hô hấp, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Trước khi điều trị ung thư xoang mũi, cần xác định mức độ tổn thương và bệnh đang tiến triển ở giai đoạn nào.
Sau đây là những phương pháp để điều trị ung thư mũi:
5.1 Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp có vai trò quan trọng trong việc điều trị ung thư xoang mũi do loại bỏ các khối u với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên quá trình phẫu thuật cần bác sĩ có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm vì hốc mũi và xoang cạnh mũi nằm gần nhiều dây thần kinh quan trọng, mạch máu, các cấu trúc não bộ, mắt, miệng và động mạch cảnh, nếu sơ suất sẽ ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh.
Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy toàn bộ khối u và một lượng nhỏ mô bình thường xung quanh khối u đó (mô chưa bị tế bào ung thư xâm lấn) để kiểm tra xem trong mô có tế bào ung thư hay không từ đó xác định ung thư đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa.
Phẫu thuật để loại bỏ một khối u – điều này có thể được thực hiện thông qua phẫu thuật mở hoặc như phẫu thuật lỗ khóa qua mũi (vi phẫu nội soi).
Tìm hiểu thêm: >> Cách chữa viêm xoang mãn tính như thế nào hiệu quả nhất?
5.2 Xạ trị
Phương pháp này sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, được sử dụng với nhiều mục đích điều trị ung thư mũi khác nhau:
- Là phương pháp điều trị chính cho những bệnh nhân có khối u nhỏ, những khối u này có thể được chữa khỏi bằng bức xạ mà không cần phẫu thuật.
- Những người không thể phẫu thuật do khả năng sức khỏe không cho phép.
- Xạ trị có thể tiêu diệt những khu vực nhỏ vẫn còn tế bào ung thư sau khi phẫu thuật.
- Tiến hành xạ trị trước khi phẫu thuật có thể thu nhỏ khối u từ đó dễ dàng được loại bỏ.
- Xạ trị giảm các vấn đề do ung thư mũi gây ra bao gồm đau, chảy máu và khó nuốt.
- Điều trị các hạch bạch huyết ở cổ ngay cả khi không có tế bào ung thư nào ở vị trí đó.
Lưu ý: Trước khi điều trị ung thư mũi bằng phương pháp này thì người bệnh nên gặp nha sĩ để được tư vấn rõ ràng do xạ trị có thể ảnh hưởng đến răng và nướu.
Bức xạ năng lượng cao được sử dụng trong xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc phá hủy các mảnh nhỏ của khối u có thể còn sót lại sau khi phẫu thuật.
5.3 Hóa trị
Sử dụng thuốc chống ung thư để đưa vào cơ thể theo đường uống hoặc đường tĩnh mạch được gọi là phương pháp hóa trị. Thuốc khi vào máu sẽ tiếp cận đến toàn bộ những bộ phận của cơ thể nên có thể có ích trong trường hợp ung thư mũi di căn sang các cơ quan khác.
Mục đích sử dụng phương pháp hóa trị để điều trị ung thư mũi:
- Thu nhỏ khối u và dễ dàng loại bỏ khối u khi sử dụng cùng với xạ trị trước khi phẫu thuật. Được gọi là hóa trị liệu bổ trợ.
- Giảm bớt những triệu chứng ở người bệnh do khối u gây ra.
- Giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh khi sử dụng cùng với xạ trị sau khi phẫu thuật (hóa trị liệu bổ trợ).
- Kiểm soát sự phát triển của ung thư mũi khi bệnh di căn đến những cơ quan khác của cơ thể mà không thể điều trị được bằng phẫu thuật hay xạ trị.
Sử dụng thuốc chống ung thư để thu nhỏ, làm chậm sự phát triển của khối u hoặc giảm nguy cơ ung thư quay trở lại sau phẫu thuật.
6. Một số biện pháp phòng ngừa tái phát ung thư xoang mũi
- Mang khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế hít phải những chất gây ung thư xoang mũi.
- Thường xuyên rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý để mũi luôn sạch sẽ và thông thoáng.
- Rèn luyện thân thể khỏe mạnh, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, dinh dưỡng.
- Khi nhiễm virus nên được điều trị dứt điểm để không gây biến chứng nguy hiểm ung thư mũi.
Nước muối nhỏ mũi đóng một vai trò trong bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách loại bỏ chất nhầy và các chất gây kích ứng khác. Viêm mũi cũng là yếu tố dễ dẫn đến tình trạng ung thư xoang mũi. Cho nên, vệ sinh mũi thường xuyên với nước muối sinh lý sẽ giúp mũi thông thoáng và giảm tình trạng viêm nhiễm dẫn đến ung thư mũi.
Dấu hiệu nhận biết ung thư xoang mũi
Ung thư mũi là căn bệnh nguy hiểm, không nên chủ quan cơ thể xuất hiện các triệu chứng có liên quan đến căn bệnh này. Qua bài viết trên, hy vọng bạn và gia đình sẽ nắm vững những kiến thức liên quan đến ung thư mũi, ung thư khoang mũi và xoang cạnh mũi để có thể phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như có biện pháp điều trị sớm nhất.