Chất lượng sống không còn được đảm bảo, môi trường ngày càng ô nhiễm, thời tiết thất thường, chính những yếu tố khách quan này khiến căn bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh? Căn bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Nguy hiểm như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này ngay sau đây!
1. Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là một phản ứng dị ứng của cơ thể đối với các tác nhân gây kích ứng xâm nhập từ bên ngoài ( lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn,…). Bệnh viêm mũi dị ứng thoạt nhìn thì khá giống bệnh cảm lạnh thông thường do có các triệu chứng như sổ mũi, đỏ mắt, tăng áp lực xoang và hắt hơi liên tục. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi ứng không phải do vi khuẩn gây nên và đây không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây từ người sang người.
Viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) còn gọi là dị ứng phấn hoa (Hay fever) thường gặp các triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, đỏ mắt, tăng áp lực xoang và hắt hơi liên tục.
Bên cạnh việc khiến bạn “đau khổ” vì các triệu chứng, viêm mũi dị ứng còn khiến năng suất làm việc của bạn bị suy giảm, cơ thể uể oải và khó tập trung.
2. Phân loại viêm mũi dị ứng
Có 2 loại viêm mũi dị ứng phổ biến nhất:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: đây là tình trạng phát bệnh vào một thời điểm nhất định trong năm. Mùa xuân trăm hoa đua nở chính là thời điểm dễ tái phát bệnh nhất vì là mùa có khí hậu ẩm kèm theo nhiều phấn hoa.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: nghĩa là bệnh viêm mũi của bạn tái phát không chỉ bởi thời tiết , mà còn do các tác nhân trong môi trường sống như bụi, nấm mốc, lông thú cưng…và có thể phát bệnh bất kỳ thời điểm nào trong năm.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng
Những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng như:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa:
Thường xuyên xuất hiện tình trạng chảy nước mắt, ngứa và cay mắt.
Nước mũi dạng lỏng, trong như nước lã tiết ra liên tục.
Vòm họng, kết mạc xuất hiện tình trạng rát bỏng.
Xuất hiện tần suất nhiều vào giai đoạn chuyển mùa, đầu mùa nóng hoặc lạnh.
Cơ thể mệt mỏi, đau đầu và thường xuyên đổ mồ hôi.
Hắt hơi liên tục, cảm thấy ngứa và cay trong mũi.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm:
Xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Trong mũi xuất hiện dịch nhầy trắng hoặc vàng do bội nhiễm khuẩn, niêm mạc mũi, phù nề.
Thường xuyên nghẹt mũi, hắt hơi liên tục vào lúc sáng sớm.
Xuất hiện cơn nhức mũi, kèm theo đó là dịch mũi đặc lại.
Xuất hiện dịch đờm ở cuống họng, thường xuyên bị ngứa mũi.
Thỉnh thoảng xuất hiện thêm triệu chứng sưng amidan, viêm phế quản, viêm họng.
Các triệu chứng có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, xuất hiện ở cả hai dạng dị ứng theo mùa và quanh năm. Đối với trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, bệnh sẽ tái phát ngay khi gặp các tác nhân bên ngoài gây kích ứng. Bệnh thường sẽ kéo dài trong 7-10 ngày. Các triệu chứng sẽ liên tục xuất hiện trong ngày và sẽ giảm nhẹ dần vào buổi tối.
4. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng
Nguồn cơn của bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu là do các tác nhân bên ngoài như môi trường, tiếp xúc với các hoá chất hoặc do di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng là do cơ thể tiếp xúc hoặc hít phải dị nguyên từ môi trường bê ngoài tạo ra một chất kháng sinh tự nhiên trong cơ thể gọi là histamine. Đây là nguyên nhân tạo ra chất nhầy trên lớp niêm mạc mũi, lâu ngày trở thành viêm mũi dị ứng.
- Dị ứng hoá chất:
Dị ứng với thành phần hoá học có trong các loại thuốc như thuốc gây mê, kháng sinh..
Dị ứng với các loại thức ăn như: hải sản, sữa, trứng…
- Môi trường:
Người bị dị ứng hít phải bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc,…
Thay đổi khí hậu, thời tiết đột ngột do chuyển mùa và không khí ẩm…
- Di truyền:
Cha mẹ bị dị ứng đường hô hấp thì con cái có khả năng mắc bệnh này đến 30%.
Ngoài ra, những người có sức đề kháng kém, có cấu tạo mũi và xoang khác thường.
cũng là một nguyên nhân dẫn đến khả năng mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao.
- Một số nguyên nhân khác có thể khiến tình trạng viêm mũi dị ứng trở nặng như:
Ô nhiễm không khí
Các loại hóa chất
Thường xuyên sử dụng nước hoa và keo xịt tóc
Gió và độ ẩm trong không khí
Khói từ các loại nguyên vật liệu bị đốt
Thay đổi khí hậu và thời tiết
5. Biến chứng của viêm mũi dị ứng
Ảnh hướng đến cuộc sống hằng ngày: Ngoài các triệu chứng thông thường như hắt hơi, ngứa mũi và chảy nước mũi… Bệnh viêm mũi dị ứng còn khiến người bệnh gặp phải các biểu hiện khác như: nổi mề đay, ngứa, đau bụng và tiêu chảy.
Gây ung thư vòm họng: Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây đến tình trạng ác tính, chủ yếu là dẫn đến nguy cơ gây ung thư vòm họng.
Rối loạn hô hấp và giảm nồng độ oxy: Nếu để tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây rối loạn hô hấp, tắc mũi khiên nồng độ oxy giảm.
Tăng huyết áp, nhồi máu não: Tình trạng nghẹt mũi có thể gây ra tình trạng khó thở vào ban đêm, nặng có thể bị nhồi máu não, huyết áp áp tăng, thậm chí có thể gây tử vong đột ngột vào ban đêm.
Gây viêm xoang, hen suyễn: Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường chuyển từ thở mũi sang thở miệng, ảnh hưởng đến đường thở và có nguy cơ bị hen suyễn gấp 3 lần người bình thường.
Ảnh hưởng đến mắt: mắt người bệnh sẽ thường xuyên ngứa, chảy nước mắt thường xuyên, viêm kết mạc, xước giác mạc. Nguy hiểm hơn là suy giảm thị lực khi bị viêm mũi dị ứng
>> Tìm hiểu thêm: Những biến chứng viêm xoang nguy hiểm, bạn đã biết chưa?
Phân biệt giữa viêm mũi dị ứng và viêm mũi thông thường:
6. Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc
Viêm mũi dị ứng không phải là một dạng bệnh quá khó điều trị. Nếu bạn biết cách phòng tránh và chữa trị hợp lý, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm một cách đáng kể.
Việc điều trị viêm mũi dị ứng thường bao gồm sử dụng steroid trong mũi (INS), thuốc kháng histamine tại chỗ, thuốc kháng tiết cholinergic trong mũi, thuốc thông mũi và rửa mũi.
Sử dụng thuốc luôn là phương pháp đầu tiên được mọi người nghĩ đến khi điều trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc một cách bừa bãi và không đúng liều lượng có thể gây tác dụng ngược. Chính vì thế, nên dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa đã kê sau khi được tư vấn:
Dùng thuốc kháng histamin: vì histamin là chất gây nên bệnh viêm mũi dị ứng, sử dụng thuốc kháng histamin được áp dụng nhiều trong điều trị. Những trường hợp bị viêm mũi dị ứng do kích ứng của môi trường thường được chỉ định dùng loại thuốc này. Nên đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định loại histamin phù hợp.
Sử dụng các loại thuốc xịt mũi: Các sản phẩm xịt thông mũi rất phổ biến trên thị trường hiện nay như An Xoang Vương của công ty Venus, thuốc xịt mũi Thái Dương, Xisat… Những sản phẩm này được sử dụng nhiều với khả năng làm giảm kịp thời các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, loại bỏ dịch nhầy, hắt xì, ngứa mũi cực kỳ công hiệu. Tuy nhiên, vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và không nên lạm dụng thuốc.
+ Thuốc chứa Corticosteroid: đây là nhóm thuốc kháng sinh với khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Steroid xịt mũi là Corticosteroid chủ yếu.
+ Thuốc chống xung huyết (decongestant): Thuốc có công dụng làm giảm hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, áp lực xoang. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ được chỉ định dùng không quá 3 ngày.
+ Thuốc thông mũi OTC: Cetirizine với pseudoephedrine (Zyrtec-D), Pseudoephedrine (Sudafed), Phenylephrine (Sudafed PE) và Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin) cũng rất phổ biến.
+ Thuốc kháng leukotriene
+ Giảm mẫn cảm đặc hiệu: hiệu quả tốt đối với dị ứng phấn hoa theo mùa.
Tham khảo: >> Thuốc chữa viêm xoang hiệu quả được nhiều người tin dùng
Lưu ý: một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng có nguồn gốc kháng sinh có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng như là rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, người có tiền sử bệnh đột quỵ. Những trường hợp nên cân nhắc khi sử dụng thuốc xung huyết như người mắc các vấn đề về huyết áp, bàng quang.
Các bài viết hay: >> Viêm xoang sàng sau là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị >> Xoang trán nằm ở đâu? Những biểu hiện của viêm xoang trán
Tham khảo thông tin liều lượng thuốc trị viêm mũi dị ứng
Các hiện tượng như tụt huyết áp, táo bón, lo lắng, buồn ngủ thường xuyên, giảm trí nhớ… thường xuất hiện ở các đối tượng người cao tuổi khi sử dụng histamin, promethazine, chlorpheniramine để điều trị.
Thông tin thêm về bệnh viêm mũi dị ứng
7. Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Môi trường sống xung quanh luôn là ẩn chứa các tác nhân gây dị ứng. Để tránh được những điều này hãy áp dụng các biện pháp sau đây:
+ Thường xuyên dọn dẹp môi trường sống ( phòng ngủ, nhà cửa…)
+ Sử dụng máy lọc không khí
+ Hạn chế đi tới những nơi ẩn chứa các tác nhân gây bệnh như vườn hoa, nhà kho…
+ Tránh tiếp xúc với thú cưng, động vật có nhiều lông.
+ Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
+ Thường xuyên rửa mũi, vệ sinh mũi bằng nước mũi sinh lý, dung dịch rửa mũi chuyên dụng.
Tham khảo ngay: >> Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng nguyên liệu thiên nhiên
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin tổng quan về viêm mũi dị ứng, nhằm giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về căn bệnh này. Phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng kịp thời giúp bạn cải thiện chất lượng sống, nâng cao tinh thần và làm việc hiệu quả. Hãy bảo vệ bạn và gia đình khỏi viêm mũi dị ứng ngay hôm nay.