Phụ nữ mang bầu luôn cần bảo vệ cơ thể cẩn thận để tránh các loại bệnh không mong muốn vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi và viêm mũi dị ứng khi mang thai là một trong số đó. Bệnh này khá phổ biến, thường kéo dài từ 6 tuần hoặc nhiều hơn và nằm trong 20% triệu chứng của thai kỳ. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về bị viêm mũi dị ứng khi mang thai, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.
1. Tìm hiệu bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
1.1 Bệnh viêm mũi dị ứng ở phụ nữ mang thai là gì?
Viêm mũi dị ứng khi mang thai là một bệnh lý khiến các niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến đường hô hấp của phụ nữ giả đoạn thai kỳ. Bệnh không xuất hiện các dấu hiệu khác của nhiễm trùng cơ quan hô hấp mà chỉ có các triệu chứng gây khó chịu thông thường ở mũi. Trong vòng 2 tuần sau khi sinh, tình trạng này sẽ biến mất.
Xem thêm: >> Viêm mũi mãn tính là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
1.2 Triệu chứng và dấu hiệu viêm mũi dị ứng khi mang thai
Viêm mũi dị ứng thông thường không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai chúng ta vẫn nên hết sức cẩn thận. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai là:
- Mũi bị nghẹt ở một hoặc 2 bên.
- Xuất hiện nước mũi có màu trong, không mùi chảy ra xuống họng hoặc ra bên ngoài.
- Khó thở, phải thở bằng miệng, ngủ ngáy.
- Xuất hiện triệu chứng ở nhiều bộ phận như họng, mắt, mũi, tai, da…
- Thường xuyên chảy nước mắt, đỏ mắt và xuất hiện quầng thâm.
- Ho gió, ho khan, ho có đờm, đau họng.
- Đau mũi, nhức đầu.
- Hắt xì liên tục theo cơn hoặc theo tràn dài.
1.3 Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
Có thể dẫn đến bệnh lý này, nguồn cơn chủ yếu là do các tác nhân có hại bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể như: lông chó mèo, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, nấm mốc sinh sôi… Khi đi vào, chúng sẽ chạm mặt các kháng thể tương ứng nằm trong cơ thể. Điều nảy đã làm xảy ra một hiện tượng kích ứng ngay tại lớp nhầy niêm mạc của cơ quan hô hấp như mũi, xoang, họng…
Tỷ lệ xuất viêm mũi dị ứng cũng cao hơn ở người những người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng như nổi mề đay mãn tính, viêm da, hen phế quản… Ngoài xâm nhập bằng đường hô hấp, các tác nhân gây bệnh cũng có thể đi vào cơ thể bằng đường ăn uống.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể của phụ nữ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh bên ngoài hơn, đặc biệt là những phụ nữ có cơ địa dị ứng. Chính vì thế mà viêm mũi dị ứng khi mang thai xảy ra phổ biến, chiếm tỷ lệ 15% – 20% và gây ra rất nhiều khó khăn cho các bà mẹ.
2. Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ở ngay tại giai đoạn đầu, các triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường có thể không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nhưng nếu lơ là và không kiểm soát các triệu chứng bệnh, có thể sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi do sức khoẻ của mẹ bị sụt giảm.
Tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài của bà bầu sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cả mẹ và bé, có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Hơn nữa, triệu chứng hắt hơi liên tục, nghẹt mũi sẽ kích thích gò tử cung, dẫn đến dọa sinh non và dọa sẩy thai.
Viêm mũi dị ứng không được kiểm soát ở phụ nữ mang thai có thể gây ra bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn nặng hoặc không kiểm soát được có liên quan đến các biến chứng bất lợi cho mẹ (bao gồm tiền sản giật, xuất huyết âm đạo và chuyển dạ phức tạp) và kết quả bất lợi của thai nhi (bao gồm tử vong chu sinh, hạn chế tăng trưởng trong tử cung, sinh non, nhẹ cân và thiếu oxy sơ sinh).
Nặng hơn có thể dẫn đến phù nề, xung huyết niêm mạc mũi. Một số bệnh nhân có thể phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh kéo dài lên trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.
Xem thêm các bài viết: >> Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Phòng ngừa thế nào? >> Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Điều trị đúng cách như thế nào?
3. Cách điều trị viêm mũi dị ứng an toàn khi mang thai
Sau đây là một vài phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, đến bệnh viện và nhận sự tư vấn của bác sĩ vẫn là cách tốt nhất.
3.1 Chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian
- Massage mũi và bấm huyệt: Bệnh viêm mũi dị ứng thường xuyên khiến mũi của thai phụ đau nhức. Phương pháp này sẽ giúp đưa lượng nước mũi bị nghẹt bên trong ra ngoài, khiến đường thở được thông thoáng và giảm đau nhức mũi cho mẹ bầu.
- Điều trị bằng thảo dược: Quất, lá húng chanh, gừng, chanh… đều là các dược liệu tự nhiên, chứa tinh dầu có khả năng làm giảm các triệu chứng ở mũi. Bên cạnh đó, các dược liệu này còn có nhiều tác dụng tốt cho thai nhi, giảm ốm nghe, trừ đờm và tăng sức đề kháng cho mẹ.
- Ngửi củ hành tây: Đây là một liệu pháp an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Các thành phần có trong củ hàng sẽ ngăn chặn các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, hắt xì liên tục…
- Dùng nước muối rửa mũi: Cách này có công dụng loại bỏ các tạp chất có hại bên trong mũi, tiêu diệt vi khuẩn từ đó là giảm các triệu chứng viêm ở niêm mạc mũi.
- Giải pháp khác: Xông mũi, kê đầu cao khi ngủ
Các liệu pháp trên khá an toàn cho cả sản phụ và thai nhi để điều trị viêm mũi dị ứng khi mang ở các giai đoạn nhẹ, các triệu chứng viêm mũi đơn giản.
Tham khảo thêm: >> Tìm hiểu chi tiết phương pháp diện chẩn chữa viêm mũi dị ứng >> Cách chữa xoang bằng hạt gấc từ A-Z mang đến hiệu quả bất ngờ
3.2 Điều trị bằng thuốc tây
Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trong hơn, thai phụ nên chuyển sang sử dụng các loại thuốc tây để điều trị như:
- Thuốc xịt thông mũi: Bà bầu có thể dùng để giải quyết tạm thời các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi.
- Thuốc thông mũi chứa Natri cromolyn: Có thể dùng để nhỏ hoặc xit vào các hốc mũi và có thể sử dụng cho thai phụ đang bị viêm mũi dị ứng.
- Các thuốc chứa chất kháng histamin: cetirizine, Chlorpheniramine, Sulfamethoxazole, Tripelennamine, Loratadine, Levocetirizine… là một số thuốc chứa chất kháng lại tác nhân gây viêm mũi dị ứng và giảm triệu chứng
- Glucocorticoid: Đây là một dạng thuốc thông mũi có thể dung cho thai sản, tuy nhiên không được lạm dụng và chỉ được sử dụng ở liều thấp nhất.
Lưu ý : phụ nữ khi mang thai nên cẩn thận mỗi khi sử dụng thuốc tây. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe của mẹ và đặc biệt là thai nhi.
3.3 Sử dụng thuốc đông y
Nếu quyết định điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng thuốc đông y, bà bầu nên chú ý và dùng theo đúng hướng dẫn của lương y, không sử dụng theo lời lời bất cứ ai và thuốc không được chỉ định.
Theo nhận định của Đông y, cơ thể bị nhiễm phong nhiệt, phong hàn khiến vệ khí hư, khí phế là nguồn cơn xuất hiện bệnh viêm mũi dị ứng. Cần sử dụng các dược liệu thiên nhiên để giải độc, tán hàn, thanh nhiệt cơ thể, bồi bổ khí huyết… Qua đó có thể tăng cường sức đề kháng và làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh.
4. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai
- Tìm hiểu và tránh xa các tác nhân gây viêm mũi dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc…
- Nên ưu tiên sử dụng các dược liệu thiên nhiên để điều trị kích ứng ở giai đoạn đầu như tía tô, gừng, húng chanh…
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày, giữ răng miệng luôn được sạch sẽ.
- Vệ sinh mũi mỗi ngày bằng biện pháp rửa mũi.
- Không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng với cơ thể của mình.
- Luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Dọn dẹp không gian sống, tránh để bụi bẩn, nấm mốc sinh sôi.
- Giữ ấm cho vùng dễ bị kích ứng như cổ và mũi vào mùa lạnh.
- Uống đủ nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và nên đặt máy tạo độ ẩm trong phòng.
Đối với sản phụ, bất kỳ một tác động nào ảnh hưởng đến thể trạng cũng cần được chú trọng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng khi mang thai. Bạn không nên lơ là vì đây chỉ là các triệu chứng đơn giản. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị nếu xuất hiện các hiện tượng ho, hắt xì hơi, sổ mũi liên tục không thuyên giảm để đảm bảo tình trạng sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và thai nhi.