Biến đổi khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp, đặc biệt là các triệu chứng về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết. Thời tiết là một tác nhân khách quan mà chúng ta không thể nào tránh được, nên cách tốt nhất là hãy tự bảo vệ bản thân mình. Vậy thực chất bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết là gì? Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết? Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi cách điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết ngay tại nhà cực kỳ an toàn và hiệu quả.
1. Viêm mũi dị ứng thời tiết là bệnh gì?
Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng các niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, sưng tấy do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng xuất hiện theo thời điểm hoặc do thời tiết. Khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, cơ thể của người bệnh sẽ tự động tạo ra histamin – một hoạt chất gây viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trẻ em.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết
Có hai nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết là:
+ Theo mùa: mùa xuân sẽ xuất hiện nhiều phấn hoa bay vào trong không khí, mùa mưa không khí ẩm ướt cũng xuất hiện nhiều nấm mốc…
+ Theo thời tiết: vào thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng đột ngột và ngược lại hoặc những ngày thời tiết hanh khô cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh viêm mũi dị ứng do thời tiết.
3. Các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể bao gồm tắc nghẽn mũi (tắc nghẽn hoặc nghẹt mũi), sổ mũi (có thể dẫn đến chảy dịch mũi trước hoặc chảy dịch mũi sau), ngứa mũi và hắt hơi. Ngoài các triệu chứng ở mũi, một số người bị viêm mũi dị ứng còn cho biết các triệu chứng ở mắt (chảy nước mắt, đỏ, ngứa) và các triệu chứng ở tai như đau, áp lực hoặc cảm giác đầy bụng.
Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có các triệu chứng tương đối giống bệnh cảm thông thường nhưng xuất hiện các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp nhiều hơn như:
+ Ngứa mũi: đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở người mắc viêm mũi dị ứng. Người bệnh cảm thấy ngứa ở cả hai bên mũi, đôi khi còn lan xuống cả xoang hàm và cổ họng.
+ Hắt hơi: triệu chứng này xuất hiện liên tục hoặc từng tràng và không kiềm chế được.
+ Chảy nước mũi: đây là triệu chứng xuất hiện ngay sau khi hắt hơi, bạn càng dụi mũi, nước mũi trong và loãng càng chảy ra nhiều.
+ Nghẹt mũi: có thể nghẹt một bên mũi hoặc hai bên khiến bạn nhân cảm thấy khó chịu và phải thời bằng miệng. Việc này có thể dẫn đến tình trạng khô miệng, đau và viêm họng.
+ Một số triệu chứng khác như: cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, ho, chảy nước mắt sống,…
4. Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng thời tiết là một bệnh lý không quá nguy hiểm do không liên quan đến các vấn đề về virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu cứ lơ là không tập trung điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mỗi khi mắc bệnh, nguy cơ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng thể trạng cũng như chất lượng sống của người bệnh là rất cao. Một số biến chứng phổ biến như:
- Hình thành polyp mũi, polyp xoang: Ở một số trường hợp, viêm mũi dị ứng thời tiết có thể dẫn đến hình thành các polyp. Điều này sẽ gây ra cản trở cho việc lưu thông dịch tiết hô hấp và các vấn đề khác về hô hấp.
- Có nguy cơ mắc các bệnh khác về đường hô hấp: đường thở bị viêm nhiễm kéo dài sẽ gây ra triệu chứng nghẹt mũi và bệnh nhân phải thường xuyên thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến các loại vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào mũi, họng gây ra các bệnh như viêm amidan, viêm xoang…
- Bội nhiễm vi khuẩn: dịch tiết ứ đọng trong hốc mũi do các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng gây ra sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn và virus sinh sôi gây bội nhiễm.
- Đau nhức đầu, ù tai: Tai, mũi, họng là ba cơ quan hô hấp có liên hệ mật thiết với nhau. Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết xuất hiện liên tục thì các bộ phận có liên quan cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến ù tai, nhức đầu.
- Ảnh hưởng đến chất lượng sống: khi bệnh nhân phải chịu quá nhiều sự hành hạ đến từ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, cơ thể của bệnh sẽ thấy mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, không tập trung.
Để có thể tránh được các biến chứng đã nêu trên, người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
5. Cách trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng không phải là một căn bệnh quá khó điều trị. Tuy nhiên, một số người bệnh chủ quan và không tìm hiểu các phương thức điều trị đúng cách. Sau đây là một số cách điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết mà bạn có thể tham khảo:
5.1 Sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Thuốc chứa histamine
Thuốc có công dụng ức chế khả năng sản sinh histamine- hoạt chất gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng của cơ thể. Thuốc này thường được bác sĩ chỉ định trong các đơn thuốc điều trị bệnh này. Một số loại thuốc kháng histamine:
+ Desloratadine (Clarinex)
+ Loratadine (Claritin)
+ Levocetirizine (Xyzal)
+ Etirizine (Zyrtec)
+ Fexofenadine (Allegra)
+ Diphenhydramine (Benadry)
Lưu ý: Nếu sử dụng thuốc cho trẻ em, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc chứa decongestant:
Thuốc chứa decongestant có tác dụng thông mũi, giải trừ nghẹt mũi và làm giảm các triệu chứng gây bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết.
Một số loại thuốc có chứa decongestant:
+ Oxymetazoline (thuốc xịt mũi)
+ Phenylephrine
+ Cetirizine with pseudoephedrine
Lưu ý: Không nên quá lạm dụng loại thuốc này chữa viêm mũi dị ứng thời tiết, tốt nhất là nên sử dụng 3 ngày đổ lại. Khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể.
Thuốc xịt mũi chứa corticoid
Đây cũng là một loại thuốc xịt mũi có khả năng là giảm viêm, phù nề trong niêm mạc mũi công hiệu tương tự như thuốc co mạch. Cách hoạt động của corticoid là làm ức chế miễn dịch tại chỗ, từ đó phát huy hết công dụng của mình trong điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết.
Lưu ý: Thuốc dễ gây kích ứng niêm mạc hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm trùng hội và chảy máu cam. Vì thế các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
Thuốc xịt mũi co mạch
Khi thuốc kháng histamin không mang lại nhiều hiệu quả thì thuốc có chứa các hoạt chất co mạch (Naphazolin, Xylometazolin,…) sẽ là sự lựa chọn tiếp theo. Tuy nhiên, thuốc cũng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
Xem ngay: >> Top 9 thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay
Thuốc kháng sinh
Trong các trường hợp bội nhiễm, kháng sinh sẽ được ưu tiên sử dụng điều trị. Nhóm thuốc này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn ẩn náu trong các hốc mũi.
Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc đều đặn trong khoảng thời gian được chỉ định. Tránh lạm dụng thuốc để xảy ra kháng kháng sinh.
Tham khảo thông tin liều lượng thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Cùng tìm hiểu: >> Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em mà ba mẹ nên biết >> Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng, giống và khác nhau ra sao?
5.2 Các phương pháp cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà
Rửa mũi bằng nước muối sinh lí
Để thuyên giảm tình trạng viêm nhiễm các niêm mạc mũi do viêm mũi dị ứng, cần loại bỏ các chất nhầy bị nhiễm khuẩn trong các khoang mũi. Và các tốt nhất để thực hiện điều này là sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi.
Xông hơi
Xông hơi là một trong những liệu pháp tự nhiên đầu tiên mà đại đa số người Việt Nam nghĩ đến khi mắc các triệu chứng về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết. Phương pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ các chất dịch bên trong các khoang mũi, làm mũi thông thoáng cũng như làm giảm sưng tấy các niêm mạc mũi.
Cách làm khá là đơn giản. Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một thau nước nóng, có thể nhỏ một và giọt tinh dầu, thêm xả hoặc lá chanh tùy theo nhu cầu của mỗi người. Hạ thấp đầu xuống cho đến khi mũi tiếp xúc trực tiếp với hơi nóng bốc lên. Sau đó, bạn sử dụng một chiếc khăn trùm lại để hơi nước không bị thoát ra ngoài. Hít thật sâu rồi thở ra nhẹ nhàng, lặp lại như vậy trong vòng 5-10 phút.
Đối với trẻ em, bạn không cần sử dụng khăn trùm đầu để có thể dễ dàng quan sát bé cũng như tránh các trường hợp bỏng hơi nước. Ngoài ra chúng ta cũng có thể xông hơi bằng cách tắm bồn.
Tham khảo thêm: >> Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng những nguyên liệu có sẵn >> Top 10 thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất, hiệu quả đã được kiểm chứng
Sử dụng gừng
Không chỉ là một nguyên liệu phổ biến trong các món ăn Việt Nam, gừng còn là một phương thuốc tự nhiên có tác dụng giải cảm, kháng viêm và làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết. Các phương pháp điều trị bệnh với gừng đơn giản như là:
- Trà gừng: chuẩn bị một ly nước sôi, thêm vào đó là vài lát gừng, đinh hương, quế và mật ong tùy theo khẩu vị của người dùng. Uống trà thảo dược này 3 lần mỗi ngày trong mùa dễ bị dị ứng.
- Thức ăn chế biến từ gừng: cũng là một gia vị dễ dùng trong nhiều món ăn, bạn có thể thêm vài lát gừng vào bữa cơm hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nhai nhỏ gừng tươi vài lần trong ngày để điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết.
Sử dụng tỏi
Tỏi là một phương thuốc tự nhiên có khả năng chống lại các vi khuẩn, virus có hại, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đặc biệt là kháng histamine. Bạn có thể dùng tỏi như một món ăn kèm hoặc thêm trực tiếp vào các món ăn mỗi ngày để kích thích vị giác và ngăn ngừa các triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết gây nên.
Bổ sung Probiotic
Có nhiều trong các loại sửa chua, probiotic có tên khoa học Lactobacillus acidophilus là một lợi khuẩn có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết cực kỳ hiệu quả. Thường xuyên ăn sữa chua hoặc bổ sung các dưỡng chất có chứa lợi khuẩn này cũng là một liệu pháp giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Bổ sung Vitamin C
Đây là một loại vitamin phổ biến có nhiều trong các loại trái cây, rau củ như quýt, chanh, cam, xoài, cà chua… Bổ sung vitamin C hàng ngày cũng là một cách làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi. Ngoài ra vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và cực kỳ tốt cho cơ thể.
Vitamin C(axit ascorbic) đã được phát hiện có tác dụng lên histamine. Nó dường như ngăn chặn sự tiết histamine và tăng khả năng giải độc. Mức độ histamine được phát hiện tăng theo cấp số nhân khi mức axit ascorbic trong huyết tương giảm.
6. Một số cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng thời tiết chỉ xuất hiện vào một khoảng thời gian nhất định trong năm và không thể chữa trị khỏi hẳn. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là áp dụng một số biện pháp phòng bệnh ngay sau đây:
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, khói bụi ô nhiễm…
- Lau dọn nơi ở, nơi làm việc thường xuyên.
- Luôn luôn sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, ưu tiên các thực phẩm chức nhiều vitamin C và probiotic
- Tập thể dục điều độ, nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng.
Đây là một số cách điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết thông dụng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, cũng như cách phòng ngừa và chữa trị. Hãy giữ cho chính bản thân và gia đình mình một cuộc sống khỏe mạnh hơn.