Viêm xoang cấp là tình trạng lỗ xoang bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Bệnh lý này tuy không kéo dài như viêm xoang mãn tính, nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số hệ lụy xấu. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang cấp, trong bài viết này, Venus sẽ cung cấp một số thông tin cụ thể về căn bệnh này.
1. Xác định vị trí các xoang
Về định nghĩa, xoang là những hốc xương ở mặt và đầu được phủ một lớp niêm mạc mũi và các lỗ thông xoang. Đối với cơ địa của người bình thường, các lỗ thông xoang sẽ có chức năng lưu thông dịch tiết từ xoang và không khí, hỗ trợ nhiều cho quá trình hô hấp của cơ thể.
2. Viêm xoang cấp là bệnh gì?
Viêm xoang cấp là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi với các triệu chứng phổ biến như chảy mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng đầu, mặt và sốt nhẹ gây ra trạng thái mệt mỏi kéo dài. Với người mắc bệnh viêm xoang cấp tính, lớp niêm mạc trên bề mặt xoang sẽ có dấu hiệu bị sưng viêm hoặc phù nề, làm tắc nghẽn các lỗ thông xoang. Khi đó, các tiết dịch và không khí đi vào cơ thể sẽ không lưu thông được, tình trạng kéo dài sẽ gây hại đến sức khỏe.
Xem ngay bài viết hay: >> Tìm hiểu bệnh viêm xoang sàng trước: nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị >> Viêm xoang mãn tính - căn bệnh không thể chủ quan!
2. Triệu chứng của bệnh viêm xoang cấp
Thông thường, người bị viêm xoang cấp có thể theo dõi một số triệu chứng của bệnh trong vòng từ 10 – 14 ngày.
Các triệu chứng sẽ không nặng dần mà bột phát mức độ nghiêm trọng ngay từ ban đầu. Một số triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết như:
- Cảm giác đau nhức vùng mặt theo từng cơn, đặc biệt đau nhiều vào buổi sáng. Các vị trí đau thường là gò má, vùng giữa lông mày và giữa hai hốc mắt. Cảm giác đau sẽ kéo theo tình trạng nặng mặt ở vùng má, thái dương, đỉnh đầu và có thể là cả răng hàm.
- Chảy nước mũi liên tục với tần suất cao, dịch nhầy đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh và thường kèm theo mùi hôi.
- Nghẹt mũi, khó thở đặc biệt là vào buổi tối. Khứu giác giảm.
- Một số triệu chứng khác như: đau đầu, ù tai, sốt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, v.v.
Tìm hiểu thêm: >> Triệu chứng viêm xoang hàm mà bạn nên nhận biết sớm >> Những triệu chứng ung thư mũi viêm xoang - Những yếu tố nguyên nhân gây bệnh
3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp chủ yếu gây nên bởi nguyên nhân tiếp xúc nhiều với môi trường sống không đảm bảo. Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại mà người bệnh không tự bảo vệ bằng các biện pháp đeo đồ bảo hộ. Nguyên nhân khác đến từ các chủng vi khuẩn, vi rút có khả năng làm viêm nhiễm xoang mũi khi chúng xâm nhập vào.
Bệnh viêm xoang thường sẽ chuyển biến thành viêm xoang cấp nếu người bệnh gặp phải một số yếu tố sau đây:
- Sốt dai dẳng vào mùa hè do dị ứng từ môi trường sống như phấn hoa, lông động vật;
- Hệ quả của giải phẫu sai như lệch vách ngăn mũi, thịt thừa, khối u bên trong mũi;
- Người có tiền sự bị xơ nang, rối loạn miễn dịch hoặc nhiễm virus HIV.
4. Viêm xoang cấp có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh
Viêm xoang cấp được xếp vào một trong những căn bệnh nguy hiểm. Khi bệnh bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng nghiêm trọng, nếu người bệnh chủ quan và không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Viêm xoang cấp tính kéo dài nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa cấp và mãn tính, viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm thanh quản mãn tính, viêm mũi, viêm họng mãn tính, viêm thận và viêm khớp. Đặc biệt các biến chứng về mắt và nội sọ nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa.
Viêm xoang cấp không được điều trị hoặc điều trị một phần có thể dẫn đến biến chứng quỹ đạo. Biến chứng quỹ đạo là những biến chứng phổ biến nhất và bao gồm viêm mô tế bào trước hoặc quanh hốc mắt, viêm mô tế bào / áp xe quỹ đạo, áp xe dưới sụn quỹ đạo, giảm thị lực, viêm dây thần kinh thị giác và hội chứng Brown.
5. Điều trị viêm xoang cấp như thế nào?
Để đối mặt với bệnh viêm xoang cấp, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị và chăm sóc bản thân thật tốt. Cụ thể:
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ:
- Uống thuốc đúng thời gian và đúng liều lượng theo đơn kê.
- Theo dõi tình trạng thường xuyên.
- Tái khám định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ.
Thói quen hàng ngày:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
- Sử dụng dụng dung dịch vệ sinh mũi theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Nếu ngạt mũi nhiều, nên sử dụng thuốc co mạch trước khi rửa mũi.
- Vệ sinh sạch dụng cụ rửa mũi.
- Vệ sinh họng hàng ngày.
- Luôn giữ ấm cơ thể.
- Tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm các chất xơ, vitamin nhằm tăng sức đề kháng.
- Hạn chế lao động quá sức.
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên và luôn giữ cho tinh thần lạc quan
- Cân nhắc sử dụng thuốc kháng sinh khi tình trạng viêm xoang cấp nặng.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như: Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen,…
Xem ngay: >> Chữa viêm xoang cho trẻ em đúng cách như thế nào? - Những điều ba mẹ cần lưu ý
6. Nên khám lại với bác sĩ nào?
Nên tái khám với bác sĩ ngay khi các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn và có biểu hiện bất thường như sau:
- Vùng mắt và mi mắt sưng phù.
- Tình trạng nhức đầu và vùng mặt không giảm hoặc ngày càng tăng.
- Đau tai, ù tai nhiều.
- Không ngửi được mùi vị.
- Nhiệt độ cơ thể cao không giảm.
- Mắt mờ hoặc nhìn đôi.
7. Một số cách phòng bệnh viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp là căn bệnh khá phổ biến, nhưng không phải là không có cách làm giảm tỷ lệ mắc bệnh . Một số cách phòng bệnh viêm xoang cấp:
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm amidan, v.v.
- Vệ sinh răng miệng, mũi thường xuyên, đặc biệt là với những ai làm việc trong môi trường nhiều khói bụi.
- Giữ ấm cơ thể.
- Tránh stress.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm xoang cấp mà Venus muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.