Bệnh viêm xoang ngày càng phổ biến ở Việt Nam ta. Nếu để các triệu chứng viêm kéo dài có thể dẫn đến trường hợp nặng hơn là viêm xoang mãn tính, viêm đa xoang. Bệnh có thể xuất hiện ở người lớn, trung niên và thậm chí là trẻ em. Vậy cách chữa viêm xoang mũi mãn tính như thế nào? Tìm hiểu ngay một vài thông tin cần thiết về bệnh này qua bài viết sau đây.
1. Viêm mũi xoang mãn tính là gì?
Viêm mũi xoang mãn tính là tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, các hốc xoang trong mũi bị viêm và sưng lên gây khó khăn trong việc lưu thông các chất dịch trong mũi.
Bệnh viêm mũi xoang mãn tính gây viêm niên mạc mũi xoang khiến cho người bệnh cảm thấy ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc, đờm, đau nhức vùng mặt, soi mũi thấy khe hở ở giữa, đôi khi cả khe trên có mủ và xuất hiện nước mũi màu vàng hoặc hơi xanh. Người bệnh sẽ cảm thấy sốt, mệt mỏi và kém tập trung.
Tìm hiểu: >> Viêm mũi xoang cấp là bệnh gì? Cách điều trị bệnh thế nào? >> Ung thư mũi xoang và những điều cần biết
2. Triệu chứng của bệnh viêm xoang mãn tính
- Mũi, cằm, trán và vùng quanh mắt bị đau và sưng tấy.
- Các niêm mạc mũi và hốc xoang bị sưng, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
- Khứu giác và vị giác bị giảm
- Dịch tiết từ mũi dày, đổi màu hoặc chảy ngược vào họng (dẫn lưu mũi sau)
- Ho trở nặng vào ban đêm
- Đau răng hoặc hàm trên
- Hơi thở có mùi
- Đau rát cổ họng
- Đau nhức tai
- Buồn nôn
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi uể oải
Đây là những triệu chứng chung của viêm xoang mãn tính và cấp tính.
Tuy nhiên, bệnh viêm xoang cấp tính chỉ xuất hiện theo mùa. Viêm xoang mãn tính là trường hợp nghiêm trọng hơn, xuất hiện trong khoảng thời gian dài khiến cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu sức sống.
Xem thêm:
>> Những triệu chứng của viêm xoang hàm mà bạn không nên bỏ qua
3. Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm xoang mãn tính
Những yếu tố nguy mặc bệnh viêm xoang mãn tính mà bạn cần lưu ý như:
- Cấu tạo mũi có sự khác thường như lệch vách ngăn hoặc polyp mũi.
- Các hệ thống miễn dịch bị rối loạn như HIV/AIDS hoặc xơ nang.
- Bệnh hen suyễn cũng cơ quan hệ khá gần gũi với bệnh viêm xoang mãn tính.
- Nhạy cảm với Aspirin cũng có thể gây ra các triệu chứng về bệnh hô hấp.
- Tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm như khói thuốc, nấm mốc và các hóa chất độc hại…
- Không điều trị dứt điểm bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
4. Bị viêm xoang mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm xoang mãn tính cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị vì đây đã là giai đoạn nặng của bệnh viêm xoang. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như:
- Viêm não, viêm màng não: Khi bị viêm xoang, các chất nhầy chứa vi khuẩn sẽ lan rộng các vùng lân cận, trong đó có vùng cơ quan đầu não. Gây ra viêm não, dịch xung quanh não và tuỷ sống.
- Viêm tĩnh mạch hang, viêm phế quản mãn tính, viêm họng
- Khứu giác bị suy giảm
- Áp xe não
- Biến chứng về xương
- Gây ra các biến chứng về mắt, có thể làm giảm thị lực và dẫn đến mù vĩnh viễn.
Hệ vi khuẩn hoặc nấm trong xoang sinh sôi và xâm nhập vào niêm mạc phù nề, kết quả là bị dập tắt. Nó tăng lên do giảm sức căng oxy trong một xoang bị tắc nghẽn. Sau đó, những sinh vật này đi vào quỹ đạo, dẫn đến viêm tiền đạo hoặc viêm quỹ đạo. Hơn nữa, có thể xảy ra áp xe dưới xương hoặc áp xe quỹ đạo. Sự gia tăng áp lực trong ổ mắt dẫn đến sưng quanh hốc mắt, chứng lồi mắt, đau mắt và chèn ép dây thần kinh thị giác. Một số có thể kéo dài đến não dẫn đến viêm, hình thành áp xe hoặc huyết khối xoang hang. Có thể nói biến chứng phổ biến nhất của viêm xoang là nhiễm trùng quỹ đạo dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.
5. Hướng điều trị viêm xoang mãn tính
5.1 Mục tiêu điều trị viêm xoang mãn tính
- Loại bỏ các chất dịch nhầy, giữ các xoang và khoang mũi được thông thoáng.
- Làm giảm tình trạng viêm, sưng ở các niêm mạc mũi.
- Ngăn chặn các biến chứng sau khi điều trị.
- Làm giảm khả năng tái phát bệnh.
- Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh.
- Kết hợp điều trị tại chỗ và toàn thân
5.2 Hướng điều trị nội khoa
- Sử dụng các dung dịch rửa mũi chuyên dụng. Hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh mũi thường xuyên.
- Corticosteroid xịt mũi. Sử dụng các thuốc xịt có tác dụng rửa mũi, giảm viêm và thông thoáng các xoang mũi. Một số thuốc có chứa Corticosteroid dùng điều trị bệnh viêm xoang mãn tính như fluticasone (Flonase®, Veramyst®), triamcinolone (Nasacort 24®), budesonide (Rhinocort®), mometasone (Nasonex®) và beclomethasone (Beconase AQ®, Qnasl®). Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ rửa mũi kết hợp nước muối và vài giọt budesonide (Pulmicort Respules®) hoặc khí dung mũi.
- Corticosteroid uống hoặc tiêm. Chỉ nên sử dụng cho những trường hợp viêm xoang mũi mãn tính nặng và khó điều trị như polyp mũi. Sử dụng Corticosteroid ở dạng uống thường xuyên có thể gây ra các biến chứng ngoài mong muốn.
- Thuốc làm giảm nhạy cảm với aspirin. Nếu nguyên nhân mắc bệnh viêm xoang là do nhạy cảm với aspirin, bạn sẽ được theo dõi và tăng liều aspirin hằng ngày nhằm tăng sức chịu đựng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên điều trị này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng nặng đến bệnh hen suyễn, xuất huyết đường ruột.
- Sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng trong các trường hợp mắc bệnh viêm xoang mãn tính do nhiễm khuẩn. Các loại thuốc phổ biến như Amoxicillin, doxycycline, Cetirizin, Loratadine, Pheramin, efadroxil, Ceruroxim, Fexofenadine hoặc thuốc kết hợp trimethoprim- sulfamethoxazole là những thuốc kháng sinh chuyên dùng để điều trị viêm xoang mãn tính. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể được kê loại kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh.
- Các mũi chích ngừa dị ứng (miễn dịch liệu pháp). Sử dụng cho các trường hợp viêm xoang do viêm mũi dị ứng, giúp giảm thiểu các phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây hại.
- Sử dụng thuốc co mạch.
Sidebars
Để các liệu pháp điều trị nội khoa diễn ra hiệu quả và tránh các biến chứng ảnh hưởng xấu đến cơ thể, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế trước khi sử dụng thuốc. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra loại thuốc kèm theo liều lượng hợp lý nhất cho bệnh nhân.
Tham khảo thông tin liều lượng thuốc trị viêm xoang mãn tính
Tham khảo thêm: >> Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, cách trị viêm xoang sàng hiệu quả >> Chữa bệnh viêm xoang cho trẻ em như thế nào - ba mẹ cần lưu ý những gì?
5.3 Hướng điều trị ngoại khoa
Trong một số trường hợp, điều trị ngoại khoa là một phương pháp được lựa chọn để chữa trị viêm xoang mũi mãn tính, viêm đa xoang:
- Viêm xoang mũi có thoái hoá polyp mũi xoang điều trị nội khoa không thành công.
- Viêm mũi xoang mãn tính có cản trở dẫn lưu phức hợp các khoang mũi do dị hình giải phẫu như: lệch vẹo vách ngăn, cuốn giữa đảo chiều, bóng hơi cuốn giữa…
- Viêm xoang mũi mãn tính điều trị nội khoa tối đa nhưng không cải thiện.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường được áp dụng như:
- Viêm xoang hàm và viêm xoang sàng trước: Phẫu thuật mở khe mũi giữa và bóng sàng.
- Viêm xoang sàng trước và sau: Phẫu thuật nạo sàng.
- Viêm xoang trán: Phải tiến hành phẫu thuật mở ngách trán.
- Viêm xoang bướm: Phẫu thuật mở thông xoang bướm.
- Phẫu thuật nội soi chức năng xoang tối thiểu.
Những phương pháp này giúp loại bỏ những nguyên nhân gây ra viêm đa xoang, cũng như viêm xoang mũi mãn tính.
5. Cách chăm sóc bản thân và phòng bệnh viêm xoang mãn tính
Các triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi mãn tính thường kéo dài. Đôi khi sự lơ là chăm sóc bản thân sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, thay vì cam chịu sống chung với bệnh, chúng ta nên tìm cách giảm thiểu các triệu chứng viêm xoang cũng như áp dụng các biện pháp phòng và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, những nơi ẩm mốc…
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Thường xuyên vệ sinh phòng làm việc, không gian sống.
- Rửa mũi thường xuyên. Bằng các dung dịch vệ sinh mũi hoặc nước muối sinh lý.
- Kê cao đầu khi nằm. Giúp giảm sung huyết và lưu thông dịch.
Nước muối có thể được dùng như một phương pháp hỗ trợ điều trị để kiểm soát các triệu chứng của viêm xoang mãn tính. Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý dễ dàng cho bệnh nhân và không có khả năng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Tập thể dục. Để đảm bảo sức khoẻ và sức đề kháng của cơ thể.
- Giữ ấm cho các xoang mũi. Bằng cách xông hơi, đắp khăn ấm quanh mũi…
- Chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều trái cây và rau củ, tránh sử dụng các thực phẩm làm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi như: đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng, sữa…
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Một trong những tác nhân dẫn đến bệnh viêm xoang.
- Giải quyết các bất thường về giải phẫu mũi xoang. Như vẹo vách ngăn, xoang hơi cuốn giữa, quá phát mỏm móc, bóng sàng.
- Nạo VA quá phát.
- Ðiều trị các khối u vòm mũi họng.
- Quan tâm, điều trị các bệnh toàn thân.
Viêm xoang mãn tính sẽ không còn là vấn đề khó khăn nếu bạn áp dụng các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh một các hợp lý. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng liệu trình chữa trị bệnh bất kỳ. Đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm xoang mãn tính. Hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh nếu họ có dấu hiệu bệnh như trên nhé.