THÔNG ĐIỆP 5K TRONG PHÒNG NGỪA SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN

Cỡ chữ

Thận là một trong những cơ quan bài tiết quan trọng nhất của cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người đang vô tình mắc các chứng bệnh về thận do chính những thói quen tưởng như vô hại hằng ngày. Cùng tìm hiểu một số lời khuyên để phòng ngừa suy giảm chức năng thận trong bài viết dưới đây.

Vai trò của thận đối với cơ thể

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, nằm sát thành sau của bụng và ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính.

Cấu tạo

Thận bao gồm 2 vùng là vùng vỏ và vùng tủy. Vùng vỏ nằm ở vị trí ngoài cùng của thận, có màu đỏ hoặc đỏ sẫm, dày khoảng 7-10mm. Vùng tủy và các bể thận là phần kế tiếp chứa nhiều mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh. Mỗi đơn vị chức năng của thận bao gồm cầu thận và các ống thận.

Chức năng

Thận có chức năng chính là lọc máu, loại bỏ cặn bã ra bên ngoài cơ thể thông qua đường tiểu. Bên cạnh đó, thận cũng có chức năng quan trọng trong việc bài tiết nước tiểu, chức năng nội tiết và điều hòa thể tích máu.

  • Chức năng lọc máu và chất thải
  • Chức năng nội tiết
  • Bài tiết nước tiểu
  • Điều hòa thể tích máu

Những bệnh lý của thận thường gặp phải

Bệnh sỏi thận

Là bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang,… hình thành những tinh thể rắn

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận có thể kể đến tiêu biểu như: thói quen ăn mặn, uống ít nước, lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, nhịn tiểu trong thời gian dài,…

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau lưng vùng mạn sườn dưới, đau khi đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu són,…

Bệnh viêm cầu thận

Viêm cầu thận xảy ra khi xuất hiện viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Viêm cầu thận gây ra các biểu hiện như phù, tăng huyết áp, thiếu máu, thay đổi thành phần nước tiểu,…

Nguyên nhân của viêm cầu thận có thể do bệnh lupus ban đỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp không kiểm soát

Hội chứng thận hư

Hay còn được gọi là hội chứng thận nhiễm mỡ, là tình trạng thận hư, thận yếu, gây viêm, phù, tỏng nước tiểu có protein, máu giảm protein và tăng mỡ.

Ung thư thận

Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành, xuất phát từ một số yếu tố như: hút thuốc lá, thừa cân béo phì, tiếp xúc với hóa chất độc hại, mắc bệnh thận giai đoạn cuối có lọc máu, sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, yếu tố di truyền,….

Bệnh suy thận

Là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Có thể phân chia thành hai dạng là suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Nguyên của bệnh suy thận xuất phát do mất nước, ảnh hưởng từ chứng phì đại tiền liệt tuyến, nhiễm trùng huyết, đái tháo đường, viêm cầu thận,….

Các triệu chứng thường gặp của người suy thận bao gồm: buồn nôn, chán ăn, tiểu nhiều, tiểu đêm, chuột rút,…

Hội chứng tiểu đêm

Người bệnh thường đi tiểu đêm từ 2-3 lần, thậm chí nhiều bệnh nhân lên tới 4-5 lần. Bệnh kéo dài lâu ngày gây đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, bất tiện trong cuộc sống thường ngày, suy sụp tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thận yếu đi tiểu đêm nhiều lần như:

  • Thường xuyên ăn mặn, thức khuya, ít vận động, sử dụng thực phẩm ăn nhanh. Hoặc sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như thuốc lá, rượu bia,…
  • Gặp phải tác dụng phụ của thuốc do uống nhiều thuốc kháng sinh, sử dụng quá liều không theo chỉ định của bác sĩ ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Do công việc, cuộc sống áp lực căng thẳng khiến cơ quan bài tiết và thận bị trì trệ ảnh hưởng, khiến thận yếu và người bệnh có dấu hiệu đi tiểu đêm nhiều lần
  • Do vấn đề tuổi tác, tuổi càng cao khiến các cơ quan trong cơ thể suy yếu, đặc biệt là thận. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thận yếu đang có xu hướng trẻ hóa.
  • Bệnh về tuyến tiền liệt như viêm, u xơ tuyến tiền liệt chèn ép các bộ phận xung quanh gây suy thận và đi tiểu đêm nhiều lần.
  • Sỏi thận: Sỏi trong cầu thận sẽ cản trở quá trình đào thải độc tố dẫn đến cơ quan này bị suy giảm và bị suy thận.
  • Bệnh viêm đường tiết niệu: Khi bị bệnh viêm đường tiết niệu khiến chất độc không được đẩy ra ngoài, ứ đọng trong cơ thể ảnh hưởng và khiến thận suy yếu

Thông điệp 5K phòng ngừa suy giảm chức năng thận

Không uống nước trước giờ đi ngủ

Trong vòng 2 giờ trước khi ngủ, bạn nên hạn chế uống nước, đặc biệt là với người cao tuổi vì sẽ khiến tăng áp lực lên thận, khiến bạn trằn trọc và thức dậy nhiều lần vì tiểu đêm

Không ăn mặn

Ăn mặn sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để bài tiết khiến chức năng ngày một suy giảm, đặc biệt ở những người thận yếu. Nên cắt giảm dần dần lượng muối trong đồ ăn để thận khỏe mạnh hơn.

Khám định kỳ

Bên cạnh việc thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ theo năm thì bất cứ khi nào bạn thấy triệu chứng: đi tiểu nhiều hơn, mệt mỏi, phù nề tay chân, đau vùng ngang thắt lưng,… thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Không sử dụng chất kích thích

Chất kích thích vốn đã không tốt cho sức khỏe, lại càng là “nỗi ám ảnh” với những người bị suy giảm chức năng thận vì chúng có thể gây kích thích, tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Một lưu ý quan trọng nữa là bệnh nhân suy thận tuyệt đối không được hút thuốc lá: vì thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipid và gây co thắt động mạch.

Khỏe thận cùng Vương Thận Đan

Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa, cần có giải pháp hỗ trợ tăng cường chức năng thận. Vương Thận Đan với chiết xuất cọ lùn, hạt bí ngô cùng những vị dược liệu quý trong Đông y sẽ giúp hỗ trợ bổ thận, giảm tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rát, tiểu không tự chủ do chức năng thận suy giảm.

Đặc biệt, Vương Thận Đan không chỉ giúp cải thiện chức năng thận, còn hỗ trợ sản xuất NO, góp phần ức chế sự phát triển của chứng phì đại tiền liệt tuyến, giảm cơn co thắt bang quang hoặc tình trạng cơ bang quang giảm độ đàn hồi.

Bên cạnh đó, nhóm thảo dược như đỗ trọng, bình vôi còn giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn, giấc ngủ sâu và dài và giảm chứng tiểu đêm do trằn trọc khó ngủ.

Sản phẩm Vương Thận Đan đã được Cục ATTP – Bộ Y tế cấp phép.

Quý khách hàng quan tâm liên hệ hotline 19003139 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ đặt hàng nhanh nhất!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.