Viêm mũi mãn tính có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Khi tình trạng viêm niêm mạc bên trong mũi kéo dài hơn 4 tuần, rất có thể bạn đã gặp phải trường hợp mãn tính. Vậy tình trạng viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm hay không? Và cần có những biện pháp chữa trị như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Venus Global sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn trên.
1. Viêm mũi mãn tính là bệnh gì?
Viêm mũi mãn tính là tình trạng niêm mạc trong khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới bị tổn thương. Bệnh xuất hiện các triệu chứng dị ứng kéo dài từ 12 tuần trở lên và tái đi tái lại nhiều lần, khó trị dứt điểm. Người bệnh có thể nhận biết được triệu chứng viêm mũi mãn tính dựa vào thời gian bệnh diễn ra kèm theo một số bệnh lý ngoài lề như: giãn mao mạch máu niêm mạc mũi, rối loạn chức năng mũi và điển hình là dịch nhầy mũi tiết ra một cách bất thường.
Theo thời gian nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh viêm mũi mãn tính có thể kéo theo theo nhiều bệnh lý khác như: viêm xoang, polyp mũi, viêm tai giữa, lệch vách ngăn mũi, v.v. Và nguy hiểm hơn, các bệnh lý này sẽ không được trị dứt hẳn mà sẽ tái phát liên tục.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính
Có nhiều trường hợp bị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính xuất phát từ di truyền hoặc bẩm sinh. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nguyên nhân chính tác động từ bên ngoài gây ra bệnh là:
– Thời tiết thay đổi thất thường: Đây có thể coi là nguyên nhân số một gây nên bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa có độ ẩm cao, mưa nhiều. Khi đó, cơ thể sẽ không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột dẫn đến viêm mũi dị ứng.
– Môi trường ô nhiễm: Cơ thể thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi từ phương tiện giao thông, bụi mịn, hóa chất độc hại sẽ khiến cơ thể có khả năng bị kích ứng.
– Dị ứng hóa mỹ phẩm: Nguyên nhân này chủ yếu đến từ việc dị ứng nước hoa, mỹ phẩm, thành phần có trong thuốc,…
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi mãn tính
Các chuyên gia chia bệnh viêm mũi mãn tính thành 2 loại: viêm mũi mãn tính quá phát và viêm mũi mãn tính xuất tiết. Cả hai loại bệnh này đều nguy hiểm và tùy theo mức độ điều trị, người bệnh có thể trị dứt điểm hoặc không. Triệu chứng để nhận biết hai loại viêm mũi mãn tính như sau:
3.1 Viêm mũi mãn tính quá phát
Bệnh viêm mũi mãn tính quá phát thường gặp ở những người trưởng thành, trong độ tuổi từ 25 trở lên.
Bệnh chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân do người bệnh bị suy giảm sức đề kháng cộng với việc phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa nhiều bụi bẩn, hóa chất – các tác nhân trực tiếp gây viêm mũi. Ngoài ra bệnh cũng có thể bắt nguồn từ dị tật vách ngăn mũi, làm giảm chức năng đề kháng của mũi.
Triệu chứng thường gặp nhất đối với loại viêm mũi mãn tính này là: ngạt mũi, tắc mũi, xuất tiết (tần suất thấp).
3.2 Viêm mũi mãn tính xuất tiết
Viêm mũi mãn tính xuất tiết thường gặp hơn ở trẻ nhỏ, và có tần suất tái phát nhiều lần. Những trẻ có tiền sử mắc bệnh viêm amidan cũng có khả năng bị viêm mũi mãn tính khác cao. Nhận biết loại bệnh này, người bệnh có thể dựa vào một số dấu hiệu như: chảy nước mũi, cuống mũi sưng to; phù nề, khó thở, nhiều dịch nhầy, v.v.
Tham khảo thêm: >> Những triệu chứng của viêm mũi dị ứng điển hình mà bạn nên biết
4. Biến chứng viêm mũi mãn tính
Viêm mũi mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề nếu như người bệnh không có các biện pháp chữa trị phù hợp và kịp thời. Một số biến chứng cụ thể:
- Viêm xoang: Lớp niêm mạc xoang bị viêm nhiễm nặng và không thể thực hiện các chức năng bình thường.
- Polyp mũi: Tăng trưởng không ung thư trong niêm mạc mũi. Với trường hợp nghiêm trọng, polyp mũi có thể gây khó thời do chặn luồng không khí đi vào mũi.
- Nhiễm trùng tai giữa: Nguyên nhân do tình trạng tắc nghẽn chất nhầy trong mũi kéo dài.
- Những ảnh hưởng khác đến công việc và cuộc sống.
Viêm mũi dị ứng được định nghĩa là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp trên do phản ứng viêm qua trung gian IgE của màng nhầy mũi sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng qua đường hô hấp và để lâu ngày có thể dẫn đến viêm xoang. Nó được đặc trưng bởi các triệu chứng chảy nước mũi (chảy nước mũi trước hoặc sau), nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa mũi và thường dẫn đến đau đầu do xoang.
5. Viêm mũi mãn tính có nguy hiểm không?
Không thể xem nhẹ viêm mũi mãn tính vì căn bệnh này rất nguy hiểm và mang đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe. Ngoài những biến chứng nêu trên, bệnh viêm mũi mãn tính kéo dài lâu còn có thể gây nên bệnh hen suyễn, rất nguy hiểm. Chính vì vậy mà bệnh nhân có tiền sử viêm mũi mãn tính thường có tỉ lệ mắc hen suyễn cao hơn người bình thường.
Thêm vào đó, bệnh viêm mũi mãn tính còn có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ do lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ khi người bệnh đang bị ngạt mũi, khó thở trong lúc ngủ nhưng không được phát hiện kịp thời.
Trong một vài trường hợp nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị tăng huyết áp, nhồi máu não, tái phát các bệnh lý về tim hoặc thậm chí là đột tử… Chính vì thế, bệnh viêm mũi mãn tính sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Cùng tìm hiểu: >> Viêm mũi dị ứng có lây không? Và cách phòng ngừa bệnh >> Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
6. Viêm mũi mãn tính có di truyền không?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi mãn tính có liên quan nhiều đến yếu tố như môi trường sống, thời tiết, tiền sử mắc bệnh, cơ địa…Tuy nhiên, bệnh viêm mũi mãn tính cũng có khả năng di truyền.
Việc này có nghĩa là, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh viêm mũi mãn tính, thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những thế hệ sau, hãy phòng tránh căn bệnh này càng sớm càng tốt.
Mời bạn tham khảo: >> Viêm mũi dị ứng khi mang thai và những điều cần biết
7. Cách điều trị viêm mũi mãn tính như thế nào?
Bệnh viêm mũi mãn tính hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn có một liệu pháp khắc phục và điều trị các triệu chứng viêm mũi mãn tính một cách tạm thời.
7.1 Sử dụng thuốc
- Thuốc kháng histamine OTC gồm có thuốc uống và thuốc xịt mũi như Dexchlorpheniramine, Cetirizine hydrochloride, Chlorpheniramine,…
- Dung dịch nước muối xịt mũi OTC
- Thuốc thông mũi OTC như Naphazoline, Oxymetazoline, Xylometazoline,…Chỉ định KHÔNG sử dụng liên tục trong 3 ngày liền vì thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng phản hồi, làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Thuốc xịt mũi corticosteroid OTC hoặc kê đơn như Fluticasone propionate, Triamcinolone,…
- Thuốc xịt mũi kháng cholinergic kê đơn
Tham khảo thông tin liều lượng thuốc trị viêm mũi dị ứng mãn tính
7.2 Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi (Sublingual immunotherapy)
Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường lưỡi sẽ hoạt động khá giống với tiêm thuốc chống dị ứng nhưng không tiêm. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt một viên thuốc chứa hỗn hợp các chất gây dị ứng ở vị trí dưới lưỡi.
Với các trường hợp viêm mũi mãn tính hoặc hen suyễn do các dị nguyên từ bên ngoài như phấn hoa, lông chó mèo, bụi mịn… thường sẽ áp dụng liệu pháp này. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và quyết định thời gian sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế.
Tuy nhiên liệu pháp này vẫn có một số tác dụng phụ như tai và họng bị kích thích, ngứa miệng hoặc một số trường hợp sẽ xuất hiện sốc phản vệ.
7.3 Liệu pháp miễn dịch
Nếu bệnh của bạn chuyển biến xấu, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm thuốc chống dị ứng (allergy shot) để kiểm soát các triệu chứng.
7.4 Điều trị bằng thuốc Đông y
Có một số bài thuốc điều trị viêm mũi mãn tính rất hiệu quả từ các dược liệu Đông y như:
- Tân di hoa: điều trị nhức đầu, viêm mũi, nghẹt mũi, trừ phong tán hàn, thông khiếu.
- Bạch truật: dùng để làm thuốc bổ.
- Bạc hà: dùng để giải cảm, thông mũi, giảm nhức đầu.
- Phòng phong: có công dụng chỉ thống, trừ thấp, khu phong giải biểu.
- Hoàng kỳ: có khả năng tăng sức đề kháng, tiêu viêm.
- Thương nhĩ tử: Giải độc, có công dụng tốt trong trừ phong thấp, tán phong thông khiếu và thường xuyên dùng trong điều trị viêm mũi mãn tính.
- Bạch chỉ: chuyên dùng để điều trị cảm sốt, viêm xoang, viêm mũi mãn tính với công dụng hoạt huyết, tiêu viêm, bổ khí.
Bài viết hay: >> Tìm hiểu về phương pháp diện chẩn chữa viêm mũi dị ứng >> Chi tiết cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc từ A-Z
7.5 Thay đổi lối sống
- Giữ ấm vùng họng và cổ vào mùa gió và lạnh để tránh tiếp xúc với thời tiết dễ gây viêm mũi mãn tính.
- Thường xuyên giặt giũ chăn ra gối nệm, vệ sinh sạch sẽ phòng ốc, không gian sống và nên đầu tư một chiếc máy lọc không khí. Đây là những nơi vi khuẩn gây kích ứng dễ sinh sôi, việc giữ vệ sinh sạch sẽ loại bỏ được một lượng lớn tác nhân gây bệnh và khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đặc biệt tại các thành phố lớn, thành phố công nghiệp. Môi trường những khu vực này sẽ bị ô nhiễm hơn, khói, bụi mịn trong không khí sẽ là tác nhân khiến bệnh viêm mũi mãn tính tái phát và trở nặng.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên. Đánh răng mỗi ngày 2 lần không những giúp bạn có một hơi thở thơm mát mà còn ngăn ngừa được các loại vi khuẩn trong khoang miệng và lây lan đến các vùng xoang lân cận.
- Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc. Vì khói thuốc có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là những người mắc bệnh viêm mũi mãn tính.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, các sản phẩm làm từ sữa hoặc thức uống có ga, có cồn… Vì những loại thực phẩm này có khả năng gây kích ứng các niêm mạc trong khoang mũi, làm gia tăng tình trạng viêm mũi mãn tính.
- Bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho người bệnh như các thực phẩm rau xanh, trái cây nhiều chất xơ, các loại gia vị có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn (tỏi, gừng, nghệ…) và các loại cá giàu Omega 3 (cá hồi, cá ngừ…) giúp tăng cường sức đề kháng.
- Tập thể dụng thường xuyên để nâng cao thể lực, bảo vệ hệ miễn dịch và chống lại các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.
7.6 Phẫu thuật
Đối với trường hợp viêm mũi mãn tính là do xuất phát từ nguyên nhân cứ cấu trúc xương, lệch vách ngăn, bạn có thể nghĩ đến giải pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ khuyến khích người bệnh phẫu thuật khi các biện pháp điều trị nêu trên không hiệu quả.
Viêm mũi mãn tính và những kiến thức cần biết
Trên đây là một số thông tin mà Venus muốn chia sẻ đến bạn về căn bệnh viêm mũi mãn tính. Venus là một trong những đơn vị lâu năm cung cấp đến khách hàng những sản phẩm, dịch vụ làm đẹp và chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng.