GLYCINE: LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE, LIỀU LƯỢNG VÀ TÁC DỤNG PHỤ

Glycine
Cỡ chữ

1. Glycine là loại chất gì?

Khái niệm Glycine: Glycine là một axit amin hoặc một khối xây dựng nên protein. Cơ thể con người có thể tự tạo ra glycine, nhưng nó cũng bị tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống điển hình chứa khoảng 2g glycine mỗi ngày. Các nguồn chính của Glycine là thực phẩm giàu protein gồm cá, sữa, thịt và các loại đậu.

Tên thông dụng: Glycine

Tên khoa học: Axit 2-aminoacetic

2. Tác dụng điều trị

Hiện nay, glycine được dùng để:

  • Giảm nguy cơ rối loạn tâm thần, phòng ngừa ung thư và tăng cường trí nhớ.
  • Điều trị lở loét và chữa lành vết thương.
  • Bảo vệ thận khỏi tác dụng phụ của một số loại thuốc sau khi cấy ghép, bảo vệ gan khỏi tác hại của bia rượu.
  • Điều trị tâm thần phân liệt, đột quỵ, khó ngủ, BPH, hội chứng chuyển hóa và một số rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp ở người ung thư vú

Cơ chế tác động

  • Glycine đường uống, dưới dạng acid amin không thiết yếu tự do nhằm bổ trợ dinh dưỡng. Đôi khi được dùng kết hợp với các thuốc kháng acid để điều trị tăng acid dạ dày;
  • Glycine cũng được dùng như một thành phần của aspirin nhằm giảm kích ứng dạ dày;
  • Dung dịch glycine 1.5% được dùng để tưới, rửa đường tiết niệu – sinh dục trong một số phẫu thuật. Tuy nhiên, dung dịch này có thể bị cơ thể hấp thụ từ các tĩnh mạch bị cắt đứt.
  • Dùng trong phẫu thuật có dùng dao điện.

3. Liều dùng

Trẻ em: Liều dùng glycine cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng glycine cho trẻ.

Người lớn:

  • Tưới rửa: Dung dịch glycine 1.5% được dùng để tưới, rửa đường tiết niệu – sinh dục trong một số phẫu thuật, vì nó không dẫn điện và trong suốt, tiện cho việc quan sát.
  • Truyền tĩnh mạch: Liều lượng tùy theo từng trường hợp.
  • Dùng tại chỗ: Ðục nhân mắt (nhỏ mỗi mắt 2 giọt, 2 – 3 lần mỗi).
  • Giảm toan dạ dày, loét tiêu hóa: Liều thông thường là 1 đến 2 viên nén (viên chứa 150 mg glycine và 350 mg canxi cacbonat) hòa vào nước và uống sau khi ăn; trường hợp bệnh nặng thì uống cách mỗi giờ.
  • Ðiều trị toan máu cấp do acid isovaleric: Sử dụng đường uống khoảng 150 mg/kg/ngày.

Cách dùng

  • Tâm thần phân liệt: Uống glycine cùng với các loại thuốc thông thường.
  • Đột quỵ: Ngậm glycine dưới lưỡi trong 5 ngày giúp giảm tổn thương não do đột quỵ do cục máu đông trong não;
  • Chứng rối loạn di truyền hiếm gặp ngăn cơ thể tạo ra axit amin serine (thiếu hụt 3-PGDH): Uống glycine có thể làm giảm co giật ở những bệnh nhân này;
  • Uống glycine giúp cải thiện trí nhớ và hoạt động đầu óc.
  • Xơ nang: Dùng glycine đường uống có thể cải thiện chức năng phổi và hô hấp ở một số bệnh nhân xơ nang.
  • Mất ngủ: Uống glycine trước khi đi ngủ trong 2 – 4 ngày để cải thiện giấc ngủ.

4. Tác dụng phụ

Glycine thường an toàn cho bất cứ ai khi sử dụng đường uống hoặc bôi lên da. Một số tác dụng phụ của glycine có thể xảy ra như buồn nôn, đau dạ dày hay buồn ngủ.

5. Thận trọng

Những điều cần lưu ý trước khi sử dụng thuốc

  • Hấp thụ quá nhiều dung dịch tưới rửa glycine vào máu có thể gây rối loạn cân bằng nước và điện giải, rối loạn phối và tim mạch;
  • Thận trọng khi tưới rửa glycine ở bệnh nhân suy gan, vì sự hấp thu và chuyển hóa glycine làm tăng amoniac huyết;
  • Nếu truyền glycine quá nhanh, sẽ xuất hiện tình trạng không dung nạp, tăng đào thải qua thận gây mất cân bằng axit amin;
  • Cần lấy mẫu thử vi khuẩn ở vết thương trước khi dùng thuốc để rửa tại chỗ;
  • Thận trọng khi sử dụng cho lái xe và người vận hành máy móc.
Tìm hiểu:
>> Tổng hợp các cách điều trị rối loạn nội tiết tố hiệu quả
>> Tìm hiểu nguyên nhân da sạm đen

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho những trường hợp đặc biệt

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng Glycine trong thời kỳ mang thai hay giai đoạn cho con bú. Nên hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro.

6. Tương tác thuốc

6.1 Thuốc Glycine có thể tương tác với các loại thuốc nào?

Glycine có thể tương tác với Clozapine. Ngoài ra, Glycine không được dùng nếu bệnh nhân có những bệnh chứng mẫn cảm.

6.2 Thuốc Glycine có thể tương tác với thực phẩm đồ uống hay thực phẩm gì?

Glycine có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các thực phẩm trong thời gian dùng Glycine.

7. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thường, tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em và thú cưng.

8. Dạng bào chế

Glycine được sản xuất ở hai dạng: Viên nén và kem dùng ngoài da.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.