Hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh: Biểu hiện, lưu ý cần tránh

Hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh
Cỡ chữ

Khi gặp hiện tượng rong kinh, đặc biệt là ở giai đoạn tiền mãn kinh, chị em phụ nữ thường mang tâm lý lo lắng. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh, mức độ nguy hiểm và cách điều trị an toàn, bạn đọc hãy theo dõi bài viết tổng hợp dưới đây.

Hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh
Hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh và cách điều trị

1. Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh là gì?

Hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt mà rất nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt khi bước vào giai đoạn này. Đối với người bình thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày. Nhưng với người bị rong kinh, kỳ kinh có thể kéo dài trên 7 ngày kèm theo đó là lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ cũng nhiều hơn bình thường.

Rong kinh mang đến nhiều phiền toái cho chị em trong đời sống như phải thay băng vệ sinh thường xuyên, dễ bị đau bụng dưới. Một số tình trạng nặng hơn có thể kèm theo cường kinh khiến cơ thể mệt mỏi và thiếu máu.

Rong kinh có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường

2. Nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh

Hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh được chẩn đoán phần lớn là do tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, chức năng buồng trứng suy giảm, kéo theo đó là sự mất cân bằng hormone sinh dục. Kỳ kinh nguyệt trong thời kỳ này thường không có hiện tượng phóng noãn, giai đoạn hoàng thể kém, biểu hiện rõ nhất là kỳ kinh kéo dài và máu nhiều hơn.

Để chẩn đoán tốt nhất, hiện tượng rong kinh phải loại trừ các nguyên nhân thực thể như:

  • Bệnh viêm nhiễm phụ khoa
  • Các khối u lành tính, polyp cổ tử cung
  • Các bệnh lý ung thư (buồng trứng, niêm mạc tử cung,…)

Ngoài ra, hiện tượng rong kinh cũng là biểu hiện của một số bệnh lý ác tính. Nên tốt hơn hết, khi phát hiện có dấu hiệu rong kinh, chị em hãy thăm khám sớm để được chẩn đoán tốt nhất.

3. Biểu hiện của của rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh

Rong kinh ở tuổi mãn kinh rất dễ phát hiện, bạn chỉ cần để ý một số dấu hiệu xuất hiện trong kỳ kinh nguyệt dưới đây:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, nặng hơn có thể lên đến cả tháng
  • Lượng máu kinh ra nhiều hơn và không có dấu hiệu dừng
  • Kinh nguyệt ra nhiều kể cả về đêm
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao trong kỳ kinh nguyệt do mất máu nhiều
  • Vùng bụng dưới có dấu hiệu đau âm ỉ
Biểu hiện rong kinh ở phụ nữ
Biểu hiện rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh

4. Rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Mặc dù hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh rất phổ biến, tuy nhiên nếu không được theo dõi đúng cách, hiện tượng này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng

4.1 Nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng

Việc chảy quá nhiều máu kinh trong chu kỳ khiến chị em buộc phải sử dụng những biện pháp tiện dụng hơn như dùng tampon hay cốc nguyệt san. Tuy nhiên, hai phương pháp này sẽ gây ra tác dụng ngược nếu như không được sử dụng đúng cách. Nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng, có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí là tử vong. Trong đó, tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi rong kinh xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng. Ngoài ra, rong kinh còn khiến cho vùng kín của chị em luôn trong trạng thái ẩm ướt, là môi trường rất dễ để các loại vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm phụ khoa.

Các biện pháp tiện dụng gây nhiễm khuẩn ngược
Các biện pháp tiện dụng có thể gây ra nhiễm khuẩn ngược

4.2 Nguy cơ thiếu máu

Do lượng máu mất đi khi bị rong kinh sẽ nhiều hơn lượng máu trong kỳ kinh bình thường. Nếu hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh liên tục kéo dài và không có dấu hiệu dừng lại, nguy cơ thiếu máu về sau là rất cao. Chưa hết, mất máu nhiều cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể, tinh thần của phụ nữ luôn trong trạng thái xanh xao, uể oải và dễ mất sức.

Chảy máu kinh nguyệt và các biện pháp đo lường tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ Mỹ giai đoạn tiền mãn kinh

Rong kinh làm tăng nguy cơ thiếu máu
Rong kinh làm tăng nguy cơ thiếu máu

4.3 Đau vùng bụng dưới và lưng

Đau bụng dưới, mỏi lưng là một số biểu hiện khác khi bị rong kinh. Kỳ kinh nguyệt kéo dài, còn đau có thể lan xuống cả vùng đùi và bắp chân. Những cơn đau âm ỉ kéo dài khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi và không thể tập trung làm những việc khác. Ngoài ra, nó còn để lại tâm lý sợ hãi mỗi khi đến kỳ hành kinh của phụ nữ.

Tham khảo:
>> Tìm hiểu nguyên nhân da mặt sạm đen

5. Điều trị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh hiệu quả

Hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh có thể để lại nhiều tác dụng nguy hiểm, tuy nhiên bệnh vẫn có thể điều trị bằng một số phương pháp như sau.

Điều trị rong kinh trong giai đoạn tiền mãn kinh

5.1 Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc sắt: Có tác dụng bổ sung lượng máu trong trường hợp bị mất máu quá nhiều.
  • Thuốc Ibuprofen: Có công dụng trong việc giảm đau bụng kinh, tuy nhiên cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ vì thuốc có khả năng làm tăng lượng máu kinh.
  • Thuốc tránh thai: Điều hòa kinh nguyệt
  • Liệu pháp hormone: Giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh nguyệt
  • Thuốc xịt desmopressin: Có tác dụng cầm máu tức thời
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết: giảm lượng máu chảy bằng cách ngăn chặn cục máu đông vỡ ra.
Các loại thuốc tây hỗ trợ giảm lượng máu chảy hiệu quả
Các loại thuốc tây có thể hỗ trợ giảm lượng máu chảy hiệu quả

5.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật nhằm can thiệp và điều trị dứt điểm hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh.

  • Nạo niêm mạc tử cung: Phương pháp loại bỏ lớp niêm mạc trên cùng để giảm lượng máu chảy. Thủ thuật được thực hiện lặp đi lặp lại theo thời gian để loại bỏ hoàn toàn.
  • Hysteroscopy: Phương pháp phẫu thuật có sử dụng công cụ đặc biệt xem bên trong tử cung, sau đó loại bỏ polyp và u xơ, điều chỉnh các bất thường của tử cung để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung: Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ niêm mạc tử cung để kiểm soát lượng máu chảy.
  • Cắt tử cung: Cắt bỏ toàn bộ tử cung, điều này đồng nghĩa với việc ngừng hoàn toàn kinh nguyệt và không thể mang thai.

Cắt bỏ tử cung là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với chảy máu kinh nhiều.Cắt bỏ tử cung được chỉ định khi có bệnh nội mạc tử cung nghiêm trọng, cụ thể là tăng sản nội mạc tử cung với chứng teo hoặc ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân là lành tính. Do đó, cắt bỏ tử cung thường được dành như một phương pháp điều trị cuối cùng

5.3 Điều trị rong huyết bằng phương pháp đông y

Một số phương pháp đông y đã được kiểm chứng là có khả năng điều chỉnh hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh. Dưới đây là một số phương pháp:

  • Chữa rong kinh do khí hư: Các thành phần thảo dược gồm có: đương quy, thang ma, phục linh, sao đen, đẳng sâm. Nguyên liệu đem đi đun sôi và sử dụng liên tục từ 2 – 3 tuần để thấy rõ hiệu quả.
  • Chữa rong kinh do huyết nhiệt: Các thành phần gồm có: cam thảo, bạch thược, hoàng cầm, cỏ mực, hoàng liên,… đun sôi và uống mỗi ngày.
  • Chữa rong kinh do thận âm hư: Kết hợp 8 loại thảo dược: trắc bá diệp, hoài sơn, quy bản, trạch tả, bạch thược, phục linh, thục địa, đơn bì đun sôi và uống liên tục trong 7 ngày.


HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ RONG KINH HIỆU QUẢ NHẤT

5.4 Điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày

Bên cạnh các bài thuốc Tây y và Đông y, chị em phụ nữ cũng cần chú ý hơn về lối sống sinh hoạt của mình.

  • Chú trọng vào chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin, sắt và protein
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và tiến hành thăm khám nếu thấy dấu hiệu bất thường
  • Luôn giữ cho cơ thể, đầu óc thoải mái
  • Thư giãn cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng
  • Tập yoga cũng có tác dụng điều hòa nội tiết hiệu quả

Trên đây là một số chia sẻ về hiện tượng rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh. Khi gặp vấn đề như trên, chị em không nên lo lắng quá mà hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn các điều trị tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.