Rối loạn nội tiết tố nữ: dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục dành cho chị em

Rối loạn nội tiết tố nữ và cách điều trị
Cỡ chữ
Rate this post

Rối loạn nội tiết tố có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào ở nữ giới. Tuy nhiên, thời điểm thường xuyên mắc phải triệu chứng này nhất là khi dậy thì, sau sinh và bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Ngay bây giờ, hãy cùng Venus tìm hiểu về những triệu chứng thường gặp cũng như các nguyên nhân gây ra tình trạng này chị em nhé!

Phát hiện sớm và cách chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ
Cách phát hiện sớm và khắc phục tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ

1. Rối loạn nội tiết tố là gì?

Rối loạn nội tiết tố nữ là quá trình Hormone Estrogen sản sinh trong cơ thể với một lượng quá thấp hoặc quá cao, gây ảnh hưởng không tốt đến toàn bộ cơ thể.

Trung bình nội tiết tố ở phụ nữ sẽ dao động trong khoảng từ 100 pg/ml đến 400 pg/ml và hiện tượng mất cân bằng sẽ xảy ra khi

  • Hormone nội tiết dưới 100 pg/ml được xem là thiếu hụt và suy giảm nội tiết tố nữ, nội tiết tố nữ kém
  • Hormone nội tiết trên 400 pg/ml là tình trạng cường nội tiết tố dẫn đến dư thừa

Tổng quan về rối loạn hormone estrogen và triệu chứng phổ biến ở phụ nữ

Phụ nữ ít nhiều sẽ trải qua một số giai đoạn bị rối loạn nội tiết tố trong cuộc sống như:

  • Bắt đầu hành kinh.
  • Tuổi dậy thì.
  • Mang thai và quá trình sinh nở.
  • Thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Ngoài ra, các bệnh lý và các tác động tác cũng có khả năng làm mất cân bằng nội tiết tố nữ như:

  • Mãn kinh sớm.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Ung thư buồng trứng, ung thư vú.
  • Thay đổi nồng độ hormone hoặc uống thuốc tránh thai.
  • Hội chứng suy buồng trứng.

2. Rối loạn nội tiết tố nữ ảnh hưởng ra sao?

Như đã nói ở trên rối loạn nội tiết tố nữ là tình trạng mất cân bằng hormone estrogen trong cơ thể. Khi lượng hormone estrogen suy giảm trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, làm chậm quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến chức năng sinh lý

Chức năng của tử cung, buồng trứng bị suy giảm gây ra tình trạng rối loạn rụng trứng và rối loạn kinh nguyệt. Cơ thể mệt mỏi, những vấn đề về da và đặc biệt làm suy giảm khả năng sinh sản. Đối với một số trường hợp nghiêm trong nếu không được điều trị kịp thời có thể gây vô sinh ở nữ

Tham khảo thêm thông tin:
>> Tìm hiểu nguyen nhan roi loan noi tiet to
>> Gợi ý thuốc bổ sung nội tiết tố nữ để cân bằng nội tiết nhanh chóng?

Bác sĩ nhận định những biểu hiện của suy giảm nội tiết tố trong cơ thể và những hệ lụy ảnh hưởng tác động đến cuộc sống

3. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố nữ

Nội tiết tố nữ xảy ra bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, nó có thể bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn nội tiết tố nữ

  • Chế độ ăn uống chưa lành mạnh và khoa học
  • Tinh thần căng thẳng và áp lực
  • Tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể cao
  • Khối u tuyến yên
  • Viêm tụy di truyền
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm độc tố, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất ô nhiễm
  • Tuyến nội tiết bị tổn thương
  • Phản ứng dị ứng nặng
  • Sử dụng quá nhiều thuốc steroid đồng hóa
  • Tuyến giảm hoạt động kém hay hoạt động quá mức
  • Sử dụng thuốc ngừa thai
  • Sử dụng thuốc thay thế nội tiết tố nữ
  • Những khối u, u nang lành tính hay ác tính gây ảnh hưởng tuyến nội tiết
  • Tuổi tác
  • Phụ nữ sau sinh
  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
  • Thức khuya
  • Sử dụng mỹ phẩm có chất độc hại
  • Phytoestrogen, loại estrogen tự nhiên có trong các thực phẩm từ đậu nành

Ngoài ra, vẫn có trường hợp bị rối loạn nội tiết tố nữ do những trường hợp khác. Vì vậy người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác

Tham khảo thêm:
>> Thông tin chị em cần tìm hiểu về cách điều trị rối loạn nội tiết tố nữ.
Những nguyên nhân gây rối loạn hormone nữ thường gặp
Sự thay đổi bất thường các tuyến nội tiết như tuyến giáp, tuyến yên sẽ là lý do dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ

Tham khảo tài liệu vai trò của các chất gây mất cân bằng nồng độ hormone estrogen

4. Biểu hiện thường gặp khi bị rối loạn nội tiết tố nữ

Một số biểu hiện thường gặp để nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ, bao gồm

  • Thường xuyên ngủ không ngon giấc
  • Mụn trứng cá nội tiết
  • Trí nhớ suy giảm
  • Đường tiêu hóa gặp vấn đề
  • Mệt mỏi kéo dài
  • Tinh thần không ổn định, cảm xúc thay đổi thất thường
  • Âm đạo khô rát
  • Đau đầu
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều,
  • Dễ tăng cân
  • Da sạm nám và chảy xệ
  • Tiết nhiều mồ hôi nhất là vào ban đêm
Các dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể
Những biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể

5. Chẩn đoán rối loạn nội tiết tố nữ

Để chẩn đoán nội tiết tố, bạn có thể trực tiếp tham gia các xét nghiệm nội tiết tố nữ. Việc này cần được thực hiện từ 1 – 2 lần 1 năm để đảm bảo chức năng của cơ thể, khả năng sinh sản cũng như phát hiện sớm nếu có xảy ra rối loạn nội tiết tố nữ

Những xét nghiệm và thăm khám mà bạn có thể làm để nhận biết tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ như

  • Xét nghiệm máu: đây là xét nghiệm có thể đo được hầu hết những mức độ của hormone
  • Khám vùng chậu: khám vùng chậu có thể phát hiện ra u nang hay phát hiện kịp thời những khối u bất thường
  • Siêu âm: siêu âm là dùng sóng âm thanh để ghi lại hình ảnh của tử cung, buồng trứng, tuyến giáp và tuyến yên
  • Một số xét nghiệm khác: chụp X quang, chụp cộng hưởng (MRI), quét tuyến giáp hay sinh thiết
Tìm hiểu thêm:
>> Chu kỳ kinh nguyệt không đều và cách hỗ trợ cho chị em
>> Gợi ý các cách bổ sung nội tiết tố nữ thường gặp
>> Hướng dẫn chị em cách trị sạm da hiệu quả.
>> Mách bạn thuốc tiền mãn kinh của nhật hiệu quả và an toàn.

6. Điều trị rối loạn nội tiết tố nữ thế nào? 

Để điều trị rối loạn nội tiết tố nữ, Venus gửi đến bạn 2 cách: Điều trị bằng thuốc hoặc điều trị bằng phương pháp tự nhiên.

6.1 Điều trị bằng thuốc

Khi điều trị bằng thuốc, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc tây nhằm thúc đẩy quá trình tự cân bằng nội tiết tố nữ của cơ thể nhanh hơn: Thuốc kiểm soát nội tiết tố, thay thế Hormone, thuốc kích thích rụng trứng, Clomiphene hoặc Letrozole. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê liều phù hợp.


Tổng hợp những thông tin cần biết về rối loạn nội tiết tố nữ

6.2 Điều trị bằng phương pháp tự nhiên

Việc điều trị bằng phương pháp tự nhiên sẽ rất hiệu quả đối với các bạn nữ ở lứa tuổi dậy thì cũng như phụ nữ chưa rơi vào giai đoạn mãn kinh. Lúc này, cơ thể vẫn có thể tự phục hồi và cân bằng hàm lượng các loại Hormone hiệu quả.

  • Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin, khoáng chất, ăn nhiều hoa quả, rau củ quả và các loại thực phẩm chứa omega – 3 đặc biệt đậu nành và tinh mầm đậu nành, rất giàu Genistein hỗ trợ tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong quá trình mang thai và cho con bú, sử dụng mỹ phẩm rõ nguồn gốc, hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm có tính tẩy mạnh có thể gây nám da. Đặc biệt, bạn cần tẩy trang thật kỹ sau khi sử dụng mỹ phẩm để da thông thoáng tránh bị ngộ độc mỹ phẩm
  • Cải thiện môi trường sống luôn sạch sẽ, khi tiếp xúc với những môi trường ô nhiễm nên có áo bảo hộ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ đảm bảo môi trường sống thông thoáng hạn chế được những tác nhân gây bệnh. Mỗi khi ra đường nên đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận hạn chế việc hít phải khói bụi trong môi trường
  • Không suy nghĩ tiêu cực, tránh tự tạo áp lực cho bản thân, luôn suy nghĩ những điều tích cực tạo tinh thần thoải mái vừa tốt cho sức khỏe vừa hạn chế được nguy cơ rối loạn nội tiết tố nữ
  • Chăm chỉ rèn luyện, tập thể dục mỗi ngày, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng vừa sức như yoga, đi bộ hay bơi lội. Tránh rèn luyện quá sức sẽ không mang lại kết quả mà còn tạo áp lực lớn cho khối cơ thể và sức khỏe

 

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là cách chữa bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm rối loạn nội tiết tố nữ

 

7. Giải đáp thắc mắc từ bác sĩ

Câu hỏi 1: Da tay hay bị khô và nứt nẻ, mặt và lưng nổi mụn nhiều, tóc rụng, giảm ham muốn. Như vậy có phải bị rối loạn nội tiết tố không?

Câu hỏi 2: 19 tuổi mà hay bị rụng tóc, mọc mụn nhiều và kinh nguyệt không đều thì có phải là bị mất cân bằng hormone estrogen không?

Câu hỏi 3: 30 tuổi mà da bị sạm nám, tàn nhang, cơ thể bốc hỏa và rối loạn tiêu hóa. Những triệu chứng đó có phải do rối loạn nội tiết estrogen không?

Câu hỏi 4: Đi khám được chẩn đoán là buồng trứng có nhiều nang nhỏ và gần đây 3 tháng rồi chưa có kinh nguyệt và giảm ham muốn tình dục. Như vậy có phải bị rối loạn nội tiết tố không?

Câu hỏi 5: Bị mất kinh khoảng 4 tháng và thường xuyên mất ngủ. Như vậy có phải cơ thể đang bị rối loạn nội tiết không?

Tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ giới có thể xảy ra ở bất kể lứa tuổi nào và gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, nếu mắc phải các biểu hiện kể trên bạn cần thực hiện các xét nghiệm để xác định tình trạng của bản thân.

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.