Có nên uống thuốc nội tiết khi mang thai? Cách bổ sung nội tiết an toàn

Có nên uống thuốc nội tiết khi mang thai không
Cỡ chữ

Giai đoạn mang thai là thời điểm cơ thể người phụ nữ dễ bị sụt giảm lượng estrogen cần thiết. Lúc này, nhiều chị em đã nghĩ đến việc uống thuốc nội tiết khi mang thai và coi đó như một giải pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc để bổ sung nội tiết tố có thực sự an toàn cho mẹ bầu? Nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc điều hoà nội tiết tố là gì? Hãy cùng Venus tìm hiểu qua bài viết này!

Có nên uống thuốc nội tiết khi mang thai không?
Lời khuyên của chuyên gia có nên uống thuốc nội tiết khi mang thai

1. Tác dụng của thuốc nội tiết tố khi mang thai 

Thuốc nội tiết là loại thuốc chứa dược chất là nội tiết tố (hay còn gọi là hormone). Đối với phụ nữ mang thai, 2 nội tiết tố nữ là Estrogen và Progesterone rất quan trọng trong thai kỳ giúp người mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.

Tham khảo thêm:
>> Gợi ý thuốc tăng nội tiết tố nữ mà chị em cần biết.

Tác dụng của hormone Progesterone:

  • Progesterone làm tăng khả năng thụ thai, giúp quá trình làm tổ của trứng trong tử cung khỏe mạnh và duy trì niêm mạc tử cung trong suốt quá trình mang thai.
  • Ngăn ngừa các cơn co tử cung, hạn chế nguy cơ sảy thai, sinh non và động thai.
  • Ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm tại nút nhầy ở cổ tử cung.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ, Progesterone phần lớn được sản xuất trong giai đoạn hoàng thể cho đến khi tuổi thai khoảng 10 tuần. Một nghiên cứu về suy buồng trứng và hỗ trợ sinh sản đã chỉ ra rằng 100 mg Progesterone là liều siêu sinh lý để hỗ trợ mang thai từ 6 đến 8 tuần sau khi thụ thai. Khi thai đủ tháng, mức Progesterone dao động từ 100‑200 ng/ml và nhau thai sản xuất khoảng 250 mg/ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Progesterone rất quan trọng trong việc ngăn chặn phản ứng miễn dịch của người mẹ đối với thai nhi.

Tác dụng của hormone Estrogen:

  • Kích thích tuyến sữa ở mẹ để tạo thuận lợi cho con bú về sau.
  • Hỗ trợ làm mềm các bao khớp, giảm tình trạng căng cơ thường gặp trong giai đoạn mang thai.
  • Thay đổi thành phần hóa học, hỗ trợ làm căng giãn cổ tử cung.
  • Kiểm soát quá trình phát triển của tử cung.

Hai loại nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Thông thường mẹ bầu có thể cân bằng hệ nội tiết thông qua dinh dưỡng, chế độ ăn đầy đủ vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Bổ sung estrogen khi mang thai làm giảm nguy cơ căng cơ
Estrogen làm giảm tình trạng căng cơ trong giai đoạn mang thai

Chỉ trong một số trường hợp chị em mới phải uống thuốc nội tiết khi mang thai để bổ sung 1 trong 2 loại nội tiết tố estrogen và progesterone, hoặc có thể sẽ cần phải bổ sung cả 2 loại này.

  • Đối với mẹ bầu thụ tinh trong ống nghiệm: Mẹ bầu phải sử dụng cả 2 hoặc 1 loại nội tiết tố trong suốt quá trình thực hiện IVF.
  • Đối với mẹ bầu dọa sảy thai đặc biệt cần bổ sung nội tiết tố để em bé có môi trường phát triển khoẻ mạnh hơn. Khi mẹ bầu có tiền sử sảy thai hay sảy thai liên tục không rõ nguyên nhân cần bổ sung progesterone để phòng ngừa tình trạng sinh non trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc nội tiết tố khi được kê đơn và dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bạn không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám.


Bài nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng nội tiết tố trong gian đoạn mang thai

2. Bổ sung thuốc nội tiết tố khi mang thai 

Không hiếm trường hợp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, nồng độ progesterone thấp cần bổ sung bằng việc uống thuốc nội tiết khi mang thai. Nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ quyết định bà bầu có cần sử dụng thuốc hay không.

Dưới đây là những loại thuốc bổ sung nội tiết tố khi mang thai được kê đơn phổ biến nhất:

2.1 Bổ sung progesterone

Thuốc bổ sung progesterone thường được sử dụng ở dạng tiêm bắp hoặc đặt âm đạo (thuốc đạn, viên nén hoặc gel). Cách dùng và liều lượng tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp bổ sung progesterone, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Khi bổ sung progesterone dạng tiêm, mẹ bầu có thể chườm lạnh vùng da tiêm trước đó để làm tê da, tiếp theo cần chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc được thấm nhanh hơn.
  • Đối với bà bầu dùng thuốc đạn hoặc viên nén đặt âm đạo cần nghỉ ngơi sau khi đặt thuốc ít nhất nửa giờ để đảm bảo thuốc ngấm vào niêm mạc âm đạo và giảm tình trạng rỉ thuốc ra quần lót.
Bổ sung progesterone giúp cơ thể cân bằng nội tiết khi mang thai
Bổ sung progesterone dạng tiêm cho mẹ bầu

Progesterone đã được chứng minh là có khả năng kích thích tiết Th2 và giảm tiết cytokine Th1 giúp duy trì thai kỳ. Progesterone còn có vai trò kiểm soát hệ thống miễn dịch và nội tiết, thúc đẩy chức năng của các nguyên bào nuôi dưỡng tại vị trí cấy ghép. Sử dụng progesterone có tác dụng hạn chế tình trạng dọa sảy thai, dọa sinh non.

Tìm hiểu:
>> Danh sách thuốc nội tiết tố progesterone dành cho nữ tốt nhất
>> Gợi ý thuốc nội tiết tố của nhật an toàn và hiệu quả dành cho các chị em.

2.2 Bổ sung estrogen

Estrogen được điều chế ở một số dạng khác nhau, tuy nhiên mẹ bầu có thể bổ sung estrogen bằng miếng dán và thuốc viên. Dạng tiêm bắp estrogen thường ít được dùng phổ biến hơn so với miếng dán. Khi được chỉ định sử dụng miếng dán bổ sung estrogen, mẹ bầu cần đảm bảo dùng đúng số lượng và tần suất thay miếng dán theo hướng dẫn. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về vị trí cụ thể để dán miếng dán hoặc dán ở bất cứ đâu để cảm thấy thoải mái nhất.

Nên bổ sung estrogen khi mang thai để cân bằng nội tiết tố cho cơ thể
Bổ sung estrogen khi mang thai

3. Nguy cơ có thể gặp khi sử dụng thuốc nội tiết tố 

Một cuộc nghiên cứu nhằm khảo sát việc sử dụng thuốc kích thích tố sinh dục nữ trong thời kỳ mang thai có phải là nguy cơ dẫn đến mắc bệnh ung thư vú và các bệnh ung thư sau này liên quan đến hormone estrogen ở người mẹ và các dị tật bộ phận sinh dục ở trẻ em hay không.

Họ đã tiến hành thu thập một nhóm gồm 2052 bà mẹ tiếp xúc với thuốc kích thích tố, 2038 bà mẹ đối chứng và 4130 trẻ sơ sinh từ các trung tâm phụ sản ở thủ đô Helsinki từ năm 1954 đến năm 1963. Đối với các trường hợp ung thư thì được tìm kiếm thông qua các hồ sơ. Thời gian sử dụng thuốc (đầu thai kỳ, cuối thai kỳ) và mức độ phơi nhiễm được kiểm tra theo loại thuốc (estrogen, progestin).

Uống thuốc nội tiết khi mang thai cần có ý kiến của bác sĩ
Quá trình sử dụng thuốc nội tiết khi mang thai cần phải được bác sĩ theo dõi

Qua cuộc nghiên cứu này có thể thấy các liệu pháp điều trị bằng việc sử dụng thuốc nội tiết estrogen hoặc progesterone trong quá trình mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở những đứa trẻ bị phơi nhiễm trong tử cung nhưng không nhận thấy nguy cơ gây ung thư ở người mẹ sau này.

Mẹ bầu vẫn có thể uống thuốc nội tiết khi mang thai, tuy nhiên cần phải thăm khám kĩ càng và làm xét nghiệm định lượng để được cân nhắc sử dụng với liều lượng thuốc phù hợp nhất cho bản thân. Ngoài ra, quá trình sử dụng thuốc nội tiết khi mang thai cần phải được bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Hướng dẫn:
>>Cách sử dụng thuốc thuốc bổ sung nội tiết tố nữ của mỹ an toàn, hiệu quả và tránh tác dụng phụ
>> Gợi ý các loại thuốc uống trị mụn nội tiết nổi tiếng hiệu quả

4. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc nội tiết khi mang thai 

4.1 Nên sử dụng thuốc nội tiết khi mang thai dạng nào?

Hiện nay, thuốc nội tiết được chia làm 3 dạng: Dạng tiêm, dạng đặt âm đạo và dạng viên.

Theo ý kiến của các chuyên gia, mẹ bầu nên sử dụng ở dạng đặt âm đạo thay vì dạng tiêm hay uống thuốc nội tiết khi mang thai do:

  • Thuốc đặt âm đạo có nồng độ đỉnh trong máu (9,7 ng/ml) cao hơn so với các dạng khác.
  • Duy trì độ ổn định lâu hơn (24 tiếng).
  • Thuốc dạng đặt âm đạo có ít tác dụng phụ hơn, đặc biệt là tác dụng phụ gây chóng mặt, buồn ngủ,…
Nên sử dụng viên đặt âm đạo thay vì uống thuốc nội tiết khi mang thai
Mẹ bầu nên sử dụng ở dạng đặt âm đạo thay vì dạng tiêm hay uống

4.2 Tác dụng phụ của thuốc nội tiết khi mang thai?

Mặc dù có nhiều người cho rằng không nên uống thuốc nội tiết khi mang thai vì có thể gặp nhiều rủi ro như trường hợp sinh non. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sử dụng thuốc theo hướng dẫn và theo dõi nghiêm ngặt của các bác sĩ chuyên khoa thì vẫn có thể hạn chế được những tác dụng phụ của thuốc.

Uống thuốc nội tiết khi mang thai có thể bị nhức đầu, mệt mỏi
Tình trạng nhức đầu, mệt mỏi khi sử dụng thuốc nội tiết

Ngoài ra, việc uống thuốc nội tiết khi mang thai có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tăng cân, phù nề, đau bụng, xuất hiện nhiều mụn trứng cá, nhức đầu, mệt mỏi, sưng vú, táo bón, tâm trạng thất thường,…

Tóm lại, giống như các loại thuốc khác, thuốc nội tiết dưỡng thai cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá bởi các tác dụng phụ này ít xảy ra. Điều quan trọng nhất là trước khi sử dụng thuốc thì mẹ bầu cần phải đi thăm khám và được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng thuốc.

4.3 Có nên sử dụng thuốc nội tiết trước khi mang thai

Theo các chuyên gia, không phải phụ nữ nào cũng cần bổ sung thuốc nội tiết tố trước khi mang thai. Thông thường, chỉ có những người bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc đã từng bị sảy thai, lưu thai,… thì sẽ được các bác sĩ khuyên sử dụng thuốc nội tiết.

Nên uống thuốc nội tiết khi chuẩn bị mang thai
Không nên sử dụng thuốc nội tiết khi mang thai, chỉ nên uống trước khi mang thai

4.4 Cách bổ sung nội tiết tố an toàn

Để tránh gặp phải những tác dụng phụ cũng như phải theo dõi từ bác sĩ, chị em phụ nữ có thể bổ sung an toàn và hiệu quả các thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ như: cá hồi, đậu nành, súp lơ, ngao, hàu,…

Chia sẻ từ chuyên gia về các thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ tự nhiên

Gợi ý:
>>Lưu ý tác dụng phụ khi uống thuốc nội tiết hiện nay

Trên đây là một số kiến thức về việc uống thuốc nội tiết khi mang thai cũng như các nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc. Hy vọng bài viết sẽ giúp chị em phụ nữ giải đáp được những thắc mắc của mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.