THUỐC NỘI TIẾT PROGESTERONE: TÁC DỤNG, CÁCH DÙNG VÀ NHỮNG LƯU Ý

Thuốc nội tiết progestrerone và cách dùng
Cỡ chữ
Rate this post

1. Progesterone là loại chất gì?

Khái niệm Progesterone: Progesterone là một trong 2 nội tiết tố chính của nữ giới. Khi tăng giảm nồng độ bất thường sẽ gây những tác động đến cơ thể. Thành phần chính trong thuốc Progesterone là Estradiol và Progesterone.

Tên thông dụng: Progesterone

Tên khoa học: Progesterone

Khái niệm thuốc nội tiết progesterone
Thuốc nội tiết progesterone là gì?

2. Tác dụng điều trị

Đối với sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt thì progesterone là một hormone giữ vai trò quan trọng.

Đối với phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh nhưng không có kinh nguyệt do thiếu progesterone trong cơ thể, thì thuốc nội tiết Progesterone được sử dụng để tạo ra chu kỳ kinh nguyệt. Việc thay thế hormon estrogen bằng Progesterone cũng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển quá mức trong niêm mạc tử cung ở phụ nữ hậu mãn kinh.

Ngoài ra, Progesterone cũng được sử dụng cho các mục đích khác không nằm trong hướng dẫn thuốc.

Progesterone tác động tích cực đến chu kỳ kinh nguyệt
Progesterone tác động tích cực đến chu kỳ kinh nguyệt

Cơ chế tác động

Tương tự như vai trò hormone sinh dục nữ, progesterone tác dụng lên tử cung. Trong giai đoạn bài tiết để chuẩn bị hoàng thể và nội mạc tử cung thì hormone luteinizing (LH) giữ vai trò chính.

Progesterone cũng đóng một vai trò quan trọng trong trục dưới đồi tuyến yên vỏ thượng thận. Trong giai đoạn hoàng thể, vùng dưới đồi tiết ra hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), hoạt động trên một tuyến được gọi là thùy trước tuyến yên. Để phản ứng với sự giải phóng GnRH này, thùy trước tuyến yên sẽ tiết ra FSH và LH, sau đó sẽ hoạt động trên các tuyến sinh dục.

Sau khi giai đoạn hoàn thể kết thúc, hormone kích thích lên tuyến yên trước làm nồng độ LH và FSH giảm, từ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào trứng và ngăn ngừa sự rụng trứng.

Nội mạc tử cung được Progesterone kích thích, làm độ dày niêm mạc tử cung giảm đi, chuyển hóa năng lượng dưới dạng glycogen, phát triển các tuyến tử cung phức tạp hơn, tăng diện tích bề mặt mạch máu tử cung, hỗ trợ sự phát triển của phôi thai. Nội mạc tử cung chuẩn bị mang thai bằng cách kích thích tiết chất nhầy và tăng cường mạch máu.

Trong quá trình rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung dày lên, Progesterone giảm, dẫn đến việc đàn hồi kém hơn. Ngoài ra, Progesterone còn có công dụng chống kích thích, có thể gây ức chế quá trình sản xuất hormone sinh dục và gây ức chế quá trình rụng trứng.

Tham khảo thêm:
>> Giải đáp thắc mắc rối loạn nội tiết tố phụ nữ mà chị em cần biết.
>> Nguy hiểm khi bị nội tiết kém khó đậu thai mà chị em cần biết.
>> Thông tin về nội tiết kém giai đoạn mang thai 

3. Liều dùng

Trẻ em: Không dùng thuốc Progesterone cho trẻ em.

Người lớn:

  • Mất kinh:
    • Dạng thuốc uống: Sử dụng mỗi tối trong 10 ngày, uống 400mg/ lần.
    • Dạng thuốc tiêm: Sử dụng 6 – 7 ngày liên tiếp, tiêm lên bắp 5 – 10mg/ lần.
  • Chảy máu tử cung: Dạng thuốc tiêm: Sử dụng mỗi ngày, tiêm lên bắp 5 – 10mg/ lần.
  • Suy hormone Progesterone và cho sự trưởng thành của thai nhi:
    • Thuốc đạn: Sử dụng tối đa 10 tuần, uống 100mg/ lần, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
    • Gel âm đạo: Sử dụng 10 – 12 tuần, dùng 90mg/ lần/ ngày.
  • Suy buồng trứng sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần 90mg.
  • Tăng sản nội mạc tử cung:
    • Dạng thuốc uống: Dùng mỗi tối trong 12 ngày, uống 200mg/ lần. Chu kì 28 ngày.
    • Dùng trong trường hợp hỗ trợ sinh sản (dạng thuốc gel):
    • Dùng mỗi ngày một lần ở âm đạo phụ nữ, dùng 90mg loại gel 8%.
  • Suy buồng trứng một phần hoặc toàn phần: Sử dụng 90mg loại 8% 2 lần/ ngày.
  • Nếu đang mang thai, có thể tiếp tục điều trị bằng gel bôi âm đạo cho đến khi nhau thai hoàn chỉnh là đạt được, thời gian là từ 10 đến 12 tuần.

Cách dùng:

  1. Viên nén hoặc viên nang: Người sử dụng cần uống nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc được diễn ra tốt hơn.
  2. Thuốc dạng đạn và gel âm đạo: Người sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ âm đạo trước khi bôi gel hoặc đặt thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
Uống nhiều nước khi sử dụng thuốc progesterone
Uống nhiều nước khi sử dụng thuốc progesterone

Đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì thuốc trước khi sử dụng. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần thiết. Đặc biệt, bạn không sử dụng Progesterone theo liều lượng và thời gian khác so với hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

Tham khảo thêm:
>> Giải đáp thắc mắc rối loạn nội tiết tố nữ mà chị em cần biết.

Thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc nội tiết Progesterone

4. Tác dụng phụ

  • Tác dụng phụ bổ biến:
    • Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, đau bụng.
    • Bộ phận sinh dục: Tiểu đêm, đau vú, mở rộng vú, dịch âm đạo, đau đáy chậu,…
    • Hô hấp: Đường hô hấp bị nhiễm trùng, ho.
    • Hệ thần kinh: Hay buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu.
    • Xương khớp: Tình trang đau diễn ra ở các cơ lưng, khớp.
    • Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ, không hứng thú tình dục, trầm cảm, cảm xúc thay đổi.
    • Da liễu: Cơ thể đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng:
    • Tiêu hóa: Hở vòm miệng, ăn mất ngon, giãn dạ dày, lưỡi sưng.
    • Bộ phận sinh dục: Chảy máu âm đạo, co thắt tử cung, âm đạo khô, ngứa, hội chứng quá kích buồng trứng, ngứa âm hộ, rối loạn âm hộ, bệnh nấm âm đạo, đau vùng chậu, rối loạn vú, …
    • Tâm thần: Mất phương hướng, mất ý thức, di chuyển khó khăn.
    • Hệ thần kinh: Choáng váng, mất ý thức, co giật, đau đầu cực độ, rối loạn chức năng…
    • Tim mạch: Hạ huyết áp, tăng huyết áp, xuất huyết, nhịp tim không đều.
    • Da liễu: Rụng tóc, nổi mụn, mề đay, đỏ da, phù, phát ban đỏ.
    • Xương khớp: Cơ bắp bị chuột rút.

Ung thư vú thường được phân loại là dương tính với thụ thể estrogen (ER +) hoặc dương tính với thụ thể progesterone (PR +) hoặc ER + / PR +. Tác động của progesterone, cũng như estrogen trong mô vú, có liên quan mật thiết đến sự phát triển của tuyến vú. Progesterone cũng đóng một vai trò trong việc tăng mức độ của các phân tử có ý nghĩa trong các con đường dẫn truyền tín hiệu như EGFR, làm tăng thêm nguy cơ phát triển ung thư vú do sự nhạy cảm của các quá trình tăng sinh này.

Lưu ý: Đây không phải đầy đủ tác dụng phụ của thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng

5. Thận trọng

Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc

  • Dị ứng: Nếu bản thân đã từng có các phản ứng bất thường hoặc dị ứng với Progesterone hoặc bất kỳ loại thuốc nào, thuốc nhuộm, các loại thực phẩm, chất bảo quản hoặc động vật.
  • Người cao tuổi: Bệnh nhân là người cao tuổi có khả năng bị ung thư vú, mất trí hoặc đột quỵ có thể yêu cầu thận trọng với khi đang điều trị với Progesterone.
Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc
Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc với người bị dị ứng và người cao tuổi

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho những trường hợp đặc biệt

Thuốc nội tiết Progesterone chống chỉ định với những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần chứa trong thuốc và tuyệt đối chống chỉ định sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Chảy máu âm đạo bất thường, sảy thai.
  • Tiền sử ung thư vú, ung thư cơ quan sinh sản.
  • Tiền sử bệnh đau tim, người bị bệnh tim hoặc mất trí nhớ.
  • Tiền sử trầm cảm.
  • Chức năng gan bị suy yếu.
  • Rối loạn chức năng thận.
  • Hen suyễn.
  • Đau nửa đầu.
  • Huyết áp cao.
  • Tiểu đường.
  • Máu đông.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Tham khảo thêm:
>> Trường hợp rối loạn nội tiết tố gây mụn thường gặp ở các bạn nữ
>> Gợi ý điều trị mụn do rối loạn nội tiết hiệu quả.

6. Tương tác thuốc

6.1 Thuốc Progesterone có thể tương tác với các loại thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ hoặc thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Tốt nhất bạn hãy liệt kê những thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm thực phẩm chức năng, thuốc kê toa và không được kê toa) và cho dược sĩ hoặc bác sĩ xem. Khi không có sự cho phép của bác sĩ thì không nên dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều dùng.

Một số loại thuốc mà Thuốc Progesterone tương tác: Mitotane; Sarilumab, Siltuximab, Tocilizumab; Dabrafenib; Bosentan; Deferasirox; Thuốc kháng đông; Thuốc điều trị tiểu đường và một số loại thuốc khác.

6.2 Thuốc Progesterone có thể tương tác với thực phẩm đồ uống hay thực phẩm gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân không được sử dụng rượu, bia. Những chất nêu trên có thể làm tăng nồng độ trong máu.

Hạn chế sử dụng chất kích thích khi sử dụng thuốc
Hạn chế sử dụng chất kích thích khi sử dụng thuốc

7. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (dưới 30℃), tránh nơi ẩm ướt và ánh sáng trực tiếp. Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em và thú cưng. Không vứt thuốc hết hạn xuống bồn cầu, cống rãnh, hỏi ý kiến bác sĩ để có cách xử lý tốt nhất.

8. Dạng bào chế

Hiện nay, thuốc Progesterone được sử dụng với nhiều mục đích và được bào chế bằng nhiều dạng khác nhau:

  • Dạng viên nang: Được sử dụng với mục đích phòng ngừa sự phát triển nội mạc tử cung của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh (sử dụng với những trường hợp không cắt bỏ tử cung).
  • Dạng thuốc đạn: Dùng để chèn âm đạo chỉ định cho các trường hợp mang thai sớm và các trường hợp hỗ trợ cấy phôi, chỉ định với công dụng hỗ trợ kháng sinh cho phụ nữ vô sinh.
  • Dạng viên nén: Viên nén được chỉ định với công dụng phòng ngừa thai, đặc biệt với những trường hợp ung thư tử cung và phòng ngừa u xơ.
  • Dạng gel: Gel âm đạo được được sử dụng để hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp vô sinh, không có khả năng sinh con.
  • Dạng thuốc tiêm: Thuốc tim được sử dụng trong trường hợp vô kinh, mất cân bằng nội tiết tố, chảy máu tử cung bất thường, ung thư tử cung, u xơ dưới niêm mạc.
Hình dạng thuốc nội tiết tố progesterone
Các hình dạng thuốc nội tiết tố progesterone

Hướng dẫn sử dụng thuốc nội tiết Progesterone tại nhà an toàn

Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.