Thiếu hụt hoocmon estrogen: Biểu hiện, nguyên nhân và cách cải thiện

Khắc phục tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen
Cỡ chữ

Thiếu hụt hoocmon estrogen là tình trạng rất phổ biến ở nữ giới, thường xuất hiện ở những giai đoạn nhạy cảm như tiền mãn kinh, mãn kinh, sau khi sinh…. Nếu kéo dài thường xuyên, tình trạng này có thể khiến cuộc sống người phụ nữ bị đảo lộn, mất cân bằng và có thể kéo theo nhiều nguy cơ gây bệnh khác.

Ảnh hưởng của việc thiếu hụt hoocmon estrogen đến đời sống phụ nữ
Thiếu hụt hormone estrogen ảnh hưởng đến đời sống của phụ nữ như thế nào?

1. Thiếu hụt hoocmon estrogen là gì?

Tình trạng tuyến thượng thận và buồng trứng giảm sản sinh lượng estrogen dưới mức cần thiết, dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho cơ thể được gọi là thiếu hụt hoocmon estrogen.

Có tầm hưởng lớn đến sự phát triển của làn da, xương, sức khỏe sinh sản, duy trì khả năng hoạt động ổn định của bộ phận sinh dục nữ, chu kỳ kinh nguyệt cũng như là toàn bộ vóc dáng của người phụ nữ, estrogen được xem là hormone sinh dục quyết định sự phát triển toàn vẹn của phái đẹp.

Thiếu hụt hoocmon estrogen ảnh hưởng đến tâm sinh lý phụ nữ
Nội tiết tố nữ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý, vóc dáng của người phụ nữ

Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào giai đoạn trung niên từ 45-52 tuổi, tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen diễn ra mạnh mẽ và dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tâm sinh lý của người phụ nữ.

Tham khảo thêm:
>> Nguyên nhân bị rối loạn nội tiết tố nữ hiểu rõ để không lo vô ích

2. Biểu hiện của thiếu hụt hoocmon estrogen ở phụ nữ

Tiền mãn kinh và mãn kinh là giai đoạn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt hormone estrogen ở nữ giới và dẫn đến nhiều biểu hiện tiêu cực về sức khỏe, đời sống sinh lý cũng như vẻ bề ngoài của người phụ nữ.

Dấu hiệu nhận biết suy giảm nội tiết tố do thiếu hụt hoocmon estrogen ở phụ nữ

2.1 Những thay đổi về tâm sinh lý

  • Vùng âm đạo khô hạn, thường xuyên có cảm giác khô rát do cổ tử cung hạn chế tiết dịch nhầy, khiến người phụ nữ không còn mặn nồng  khi quan hệ.
  • Tâm lý thất thường, khó nắm bắt, dễ nóng giận và thường xuyên cáu gắt không lý do.
  • Xuất hiện cảm giác đau nhức ở bầu ngực (vú)
  • Rối loạn kinh nguyệt, có giai đoạn 3-4 tháng mới có kinh một lần.
  • Cơ thể bốc hỏa, thường xuyên có cảm giác nóng bừng khắp cơ thể, vùng mặt hoặc vùng bụng rất khó chịu

2.2 Biểu hiện qua tình trạng sức khoẻ

  • Cơ thể suy nhược, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Loãng xương, xương khớp đau nhức
  • Hồi hộp, tim đập nhanh
  • Ngủ không đủ giấc, mất ngủ hoặc ngủ không sâu, thường xuyên giật mình lúc nửa đêm.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu són, tiểu rắt, rát buốt, tiểu nhiều lần…
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Thường xuyên cảm thấy lo âu, trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm sữa.
Thiếu hụt hoocmon estrogen dễ dẫn tới tình trạng cáu gắt
Khi bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ rất dễ cáu gắt và tâm trạng thay đổi thất thường

2.3 Xuất hiện nhiều thay đổi về ngoại hình

  • Vùng ngực (vú): chảy xệ, không còn săn chắc và có phần teo nhỏ.
  • Tóc xơ, dễ rụng, móng tay móng chân. giòn và dễ gãy.
  • Vóc dáng: dễ tăng cân, đặc biệt lượng mỡ tập trung nhiều ở vùng bụng.
  • Làn da: giảm độ đàn hồi, da khô, nhăn nheo, xuất hiện nhiều vết chân chim, da tay chùng nhão, màu da bắt đầu tối và sạm đen hơn.

Estrogen giúp giữ và phục hồi độ ẩm cho da thông qua việc thúc đẩy bài tiết bã nhờn, chủ yếu bằng cách điều chỉnh sự tăng sản xuất các yếu tố tăng trưởng giống insulin từ các nguyên bào sợi, gây ra sự hình thành lipogenesis trong các tế bào huyết thanh giúp duy trì độ ẩm. Do đó, thiếu hụt estrogen da dễ bị khô cằn, nhăn nheo, lão hóa và sạm nám.

Thiếu hụt hoocmon estrogen làm ngoại hình xấu đi
Thiếu hụt estrogen gây ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình và đẩy nhanh giai đoạn lão hoá ở phụ nữ

Triệu chứng thiếu hụt hoocmon estrogen trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh

Tìm hiểu:
>> Vai trò của hormone estrogen là như nào đối với sức khỏe?
>> Nguyên nhân rối loạn hormone chị em phụ nữ nên biết

3. Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu hụt estrogen

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen ở nữ giới, đặc biệt là những tác động tiêu cực và gây tổn thương đến buồng trứng. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những nguyên nhân bất khả kháng như do vấn đề tuổi tác, quá trình bắt đầu lão hoá của cơ thể cũng có thể gây nên tình trạng thiếu hụt nội tiết tố ở phụ nữ.

Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

  • Cơ thể phụ nữ bị thiếu magie
  • Thắt ống dẫn trứng khiến giảm nồng độ estrogen do buồng trứng bị cắt giảm nguồn cung cấp máu.
  • Độc tố nấm men ngăn chặn những vị trí thụ thể estrogen bên trong cơ thể phụ nữ do sự phát triển của nấm men.
  • Suy buồng trứng và những rối loạn tự miễn bất kỳ.
  • Tuyến thượng thận quá tải
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Phụ nữ mắc hội chứng Turner, một dạng rối loạn ở nữ giới khi sinh ra chỉ với một nhiễm sắc thể X.
  • Phụ nữ mắc bệnh thận mãn tính.
  • Suy giáp
  • Tuyến yên hoạt động kém hiệu quả.
  • Rối loạn tiêu hoá, ăn uống kém, thiếu chất và suy dinh dưỡng.
  • Phụ nữ làm việc quá tải, hoạt động thể dục thể thao quá sức.
  • Ảnh hưởng từ những đợt điều trị xạ trị hoặc hóa trị.
Sử dụng thuốc tránh thai là một nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt hoocmon estrogen
Sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của buồng trứng
Xem thêm:
>> Dấu hiệu rối loạn nội tiết buồng trứng ở nữ bạn không nên xem thường
>> Lưu ý vấn đề bổ sung nội tiết tố nữ

4. Nên làm gì khi nhận thấy dấu hiệu thiếu hụt hoocmon estrogen

Để đảm bảo chắc chắn bạn gặp phải tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen chứ không phải một vấn đề bệnh lý nào khác, đầu tiên bạn nên đến các phòng khám phụ khám phụ khoa. Các bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ bằng các thực hiện một số thao tác như khám sức khỏe tổng quát, xem xét những triệu chứng liên quan đến rối loạn tuyến giáp và tiền sử bệnh.

Khám phụ khoa phát hiện tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen
Khám phụ khoa để nhận thấy dấu hiệu thiếu hụt hoocmon estrogen

Tiếp đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra nồng độ estrogen bên trong cơ thể và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây suy giảm nội tiết tố.

5. Một số liệu pháp điều trị thiếu hụt hoocmon estrogen hiệu quả  

5.1 Liệu pháp thay thế (HRT) – điều trị thiếu hụt estrogen hiệu quả

HRT là một liệu pháp bổ sung lượng nội tiết tố nữ dưới dạng estrogen hoặc kết hợp giữa progestin nhằm mục đích cân bằng lại nồng độ estrogen bên trong cơ thể và giảm thiểu các triệu chứng do tình trạng này gây nên. Liệu pháp này thường được bác sĩ chỉ định cho phụ nữ bị thiếu hụt hoocmon estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.

Những lưu ý của chuyên gia về liệu pháp HRT trước khi điều trị

Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề có thể gặp khi áp dụng liệu pháp HRT ở nữ giới. Các chuyên gia cho rằng sự kết hợp giữa estrogen và progestin có thể dẫn đến ung thư niêm mạc tử cung. Do đó, chị em phụ nữ cân nhắc và xem xét về những rủi ro sức khoẻ trước khi áp dụng liệu pháp này.
Tác dụng chính:

  • Cân bằng nồng độ estrogen cho phụ nữ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ giai đoạn trung niên.
  • Hạn chế được những triệu chứng do rối loạn nội tiết tố như: mất ngủ, đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, cáu gắt…

Tác dụng phụ

  • Vùng âm đạo bị chảy máu
  • Đau nhức vùng ngực (vú)
  • Nhức đầu, buồn nôn
  • Đầy hơi
Liệu pháp HRT điều trị thiếu hụt hoocmon estrogen
Cần cân nhắc trước khi áp dụng liệu pháp HRT vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

Theo khuyến nghị của cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), liệu pháp HRT nên được áp dụng trong thời gian ngắn nhất, ở liều thấp nhất để hạn chế tác dụng phụ và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Phụ nữ có thể áp dụng HRT bằng đường uống tại chỗ, đặt viên nén dưới da hoặc đặt âm đạo tùy theo mỗi trường hợp bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này không được áp dụng với một số phụ nữ thuộc trường hợp sau:

  • Phụ nữ mắc bệnh hoặc có tiền sử bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
  • Phụ nữ mắc bệnh gan
  • Phụ nữ từng bị đột quỵ
  • Phụ nữ gặp các vấn đề về tim mạch như đau tim, cao huyết áp.

Theo kết quả nghiên cứu Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc ung thư vú tất cả các loại mô học cộng lại, đã tăng từ 60% đến 85% ở những người sử dụng HRT lâu dài, cho dù estrogen đơn thuần hay estrogen kết hợp với progestin.

5.2 Liệu pháp estrogen (ET) –  điều trị thiếu hụt nội tiết tố nữ hiệu quả

Phương pháp điều trị dự phòng estrogen (ET) được chỉ định để điều trị cục bộ những triệu chứng do tiền mãn kinh gây nên. Được sử dụng qua hai đường truyền chính là uống hoặc truyền qua da, liệu pháp ET có những dạng sử dụng như là kem bôi, viên uống, estrogen qua da hoặc thuốc đạn estrogen.

Là một phương pháp nằm trong liệu pháp thay thế HRT, do đó liệu pháp ET có thể mang lại một số tác dụng phụ như:

  • Xuất hiện một số triệu chứng: chảy máu âm đạo, chuột rút chân, đau đầu, đầy hơi, ngực căng, buồn nôn…
  • Tăng khả năng mắc ung thư vú ở phụ nữ
  • Có nguy cơ khiến khối tĩnh mạch phổi phát triển.
Liệu pháp estrogen điều trị thiếu hụt hoocmon estrogen
Liệu pháp ET có thể sử dụng dưới dạng viên uống hoặc thuốc đạn

5.3 Cải thiện tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen với các dưỡng chất tự nhiên

Bổ sung một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng estrogen tự nhiên bằng các bữa ăn hàng ngày có thể cải thiện tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen ở nữ giới như:

  • Thực phẩm xanh, rau, quả như bắp cải, bông cải, súp lơ, dâu tây, việt quất, mâm xôi…
  • Đậu nành
  • Hạt mè, hạt lanh
  • Thực phẩm giàu vitamin D
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin giúp cân bằng nội tiết
Thực phẩm giàu vitamin D giúp cải thiện thiếu hụt estrogen hiệu quả

5.4 Tạo những thói quen sống lành mạnh

Tập thể thao là một thói quen tốt. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt hormone estrogen ở phụ nữ chính là tập luyện thể dục thể thao quá sức. Chính vì thế, chị em chọn những môn thể thao phù hợp với thể trạng của bản thân, tập điều độ để có thể mang lại hiệu quả và cải thiện nồng độ nội tiết tố.

Tập thể dục thường xuyên giúp cân bằng nội tiết cho cơ thể
Nên chọn môn thể thao phù hợp và xây dựng thói quen tập hợp lý

Bên cạnh đó, chị em cần chú ý duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Nếu cân nặng của bạn quá thấp sẽ khiến nồng độ nội tiết tố giảm để thúc đẩy tăng cân. Do đó, việc duy trì cân nặng ổn định không chỉ có lợi về mặt sức khoẻ mà còn giúp cân bằng nội tiết tố nữ.

5.5 Sử dụng các sản phẩm bổ sung nội tiết tố

Bên cạnh những liệu pháp trên thì sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết cũng là một phương pháp cải thiện tình trạng thiếu hụt hoocmon estrogen được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng hiện nay.

Các sản phẩm này thường được bổ sung dưới dạng viên nén, chứa những thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên với công dụng giảm các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố, trẻ hoá làn da và bảo vệ chức năng buồng trứng.

Sử dụng sản phẩm bổ sung nội tiết
Ngọc Mỹ Nữ Plus giàu tinh chất hạt nhỏ giúp duy trì tuổi xuân của phái đẹp

Viên uống Ngọc Mỹ Nữ Plus, sản phẩm hỗ trợ tăng cường nội tiết tố đến từ thương hiệu Venus hiện được xem là giải pháp bổ sung estrogen hiệu quả được nhiều chị em phụ nữ quan tâm.

Với chiết xuất hạt nho giàu chất chống oxy hóa từ thiên nhiên, Glutathione reduced,Vitamin C, Lô hội, vitamin E, cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp tăng cường nội tiết tố, trẻ hoá làn da, nâng cao sức khoẻ, Ngọc Mỹ Nữ Plus chính là bạn đồng hành trên chặng đường lấy lại tuổi xuân dành cho phái đẹp.

Chia sẻ cảm nhận sau khi dùng sản phẩm Ngọc Mỹ Nữ Plus

Tham khảo thêm:
>> Tổng quan phương pháp chữa rối loạn nội tiết tố nam
>> Nguyên nhân và dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

Thiếu hụt hoocmon estrogen không phải là một dạng bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ, tuy nhiên tình trạng này vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của phụ nữ. Do đó, cần có những biện pháp kịp thời nhằm giảm thiểu triệu chứng và những tác động tiêu cực do tình trạng này gây nên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.