Sạm da là gì? 11 nguyên nhân da mặt sạm đen và cách chăm sóc da mặt

Nguyên nhân khiến da mặt sạm đen, cách chăm sóc da mặt khỏi sạm nám
Cỡ chữ

“Nhất dáng nhì da”, một lời truyền tai từ lâu của ông bà ta về tầm quan trọng của làn da giúp tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Chính vì thế mà sạm da được xem là nỗi ám ảnh của đại đa số phụ nữ ngày nay. Vậy nguyên nhân sạm da là gì? Cần làm gì để loại bỏ những vết đen sạm xấu xí trên da mặt. Cùng Venus tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân sạm da hay tại sao da lại đen và cách chăm sóc da mặt cho da thâm sạm
Tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc da thâm sạm hay da bị sạm đen

1. Sạm da là gì?

Tình trạng các vết hoặc mảng thâm đen xuất hiện da mặt chính là sạm da. Cách chăm sóc da mặt bị sạm đen khỏi các tác động xấu từ trong ra ngoài, tế bào Melanocytes tăng cường sản xuất Melanin ở những vùng da nhất định và vô tình dẫn đến sự hình thành những điểm hoặc mảng da sẫm màu.

Mặc dù không tác động đến sức khoẻ, nhưng các mảng đen lại ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố mỹ quan trên khuôn mặt người phụ nữ, là nguyên nhân khiến da sạm màu, kém tươi tắn, trông già trước tuổi. Từ đó người phụ nữ cũng mất đi sự tự tin vốn có và tự ti về khuôn mặt.

sắc tố melanin là nguyên nhân gây sạm da mặt,da đen sạm hay da thâm sạm
Sự phát triển của sắc tố melanin là nguyên nhân gây sạm da mặt hay da đen sạm

2. Sạm da thường xuất hiện ở đâu?

  • Vùng mặt: Do cấu trúc da mặt mỏng hơn so với những khu vực khác nên vị trí này rất dễ xuất hiện da thâm sạm ở những mảng đen sạm.
  • Vùng cổ: Nếu bạn là tín đồ của những mẫu áo cổ rộng, áo hai dây nhưng không có biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng thì tình trạng sạm da rất dễ tấn công vùng cổ của bạn.
  • Hai tay: Những người thường xuyên làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với hoá chất nhiều như xà phòng, nước rửa chén… sẽ khiến các tế bào là nguyên nhân gây sạm da phát triển và xuất hiện ở hai tay, đặc biệt là mu bàn tay.
Nguyên nhân khiến da sạm đen, da bi sam den hay da thâm sạm ở vùng mặt
Vùng mặt là nơi dễ có da đen sạm hay những vết đen sạm nhất

3. Nguyên nhân chính khiến da sạm đen

Sạm da xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tiếp xúc với cái nắng mặt trời, tuổi tác, lối sống và chế độ ăn uống. Sạm da cũng có thể là do một số bệnh lý, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp. Sau đây là các nguyên nhân sạm da mà chị em phụ nữ cần lưu ý.

3.1 Da khô, thiếu độ ẩm

Để duy trì làn da khỏe mạnh hay cách chăm sóc da mặt bị sạm đen thì độ ẩm da chính là yếu tố tiên quyết để bảo vệ da. Việc không đảm bảo đủ độ ẩm sẽ là nguyên nhân khiến da bị lão hoá, sạm nám gây ra da thâm sạm và có nhiều nếp nhăn. Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và dưỡng ẩm da thường xuyên để cải thiện tình trạng sạm da trong trường hợp này. Hoặc cũng có thể dùng các loại kem chống nắng có tinh chất dưỡng ẩm.

 tại sao da lúc trắng lúc đen ? và Cách chữa sạm da hay da bị sạm đen bằng việc uống đủ nước
Một trong những nguyên nhân sạm da thường gặp chính là thiếu nước

3.2 Rối loạn nội tiết tố

Vào những giai đoạn nhạy cảm của phụ nữ như đang mang thai, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, hoạt động của estrogen, progesterone bên trong cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng đến quá trình sản sinh sắc tố melanin – nguyên nhân khiến da sạm màu hơn.

Rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân khiến sạm da hay da mặt sạm đen, da thâm sạm và cách chăm sóc da mặt bị sạm đen hay da bị sạm màu
Tại sao da lại đen ? Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng sạm da ở phụ nữ

Trong ba tháng giữa thai kỳ, có sự kích thích hình thành hắc tố, mức độ gia tăng của các hormone nhau thai, buồng trứng và tuyến yên gây ra tình trạng sạm da thai kỳ. Sự gia tăng của hormone kích thích tế bào hắc tố (MSH), estrogen và progesterone cũng dẫn đến sự gia tăng phiên mã của tyrosinase và dopachrome tautomerase, liên quan đến sự phát triển của sắc tố gây sạm da trong giai đoạn này.

3.3 Lão hoá da do tuổi tác

Tại sao da lại đen hay da mặt bị sạm đen chữa thế nào? Ngoài 30 là độ tuổi bắt đầu xuất hiện lão hoá hay da sạm màu ở chị em phụ nữ. Quá trình sản xuất collagen, tái tạo hoặc tự phục hồi ở giai đoạn này cũng bị chậm lại, dẫn đến sự suy yếu của cấu trúc nền, hình thành nếp nhăn, sạm da, khô ráp và độ đàn hồi da giảm.

Tuổi tác là vấn đề tất yếu, tuy nhiên chị em phụ nữ vẫn có thể đẩy lùi quá trình lão hoá của mình bằng những thói quen chăm sóc da mỗi ngày.

tại sao da lúc trắng lúc đen ? Lão hóa da cũng là nguyên nhân gây sạm da da bi sam den hay da bị sạm màu thường gặp
Lão hóa là nguyên nhân khiến da giảm khả năng chống chịu các tác nhân gây sạm da

3.4 Các vấn đề bệnh lý cũng là nguyên nhân sạm da

Bên cạnh những yếu tố bên ngoài thì sạm da, xỉn màu, da thâm sạm cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý như: suy thận, tích tụ sắt, suy giảm chức năng gan, thiếu hụt vitamin, rối loạn chuyển hoán, hệ miễn dịch kém….

Bên cạnh đó, tác dụng phụ của việc hoá trị, thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, sốt rét, trị rối loạn nội tiết tố… cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của da khiến cho da tối màu .

nguyên nhân da bị sạm đen hay tại sao da lúc trắng lúc đen ? Suy giảm chức năng gan là nguyên nhân khiến da sạm đen hay còn gọi da sạm màu hay da tối màu
Suy giảm chức năng gan là nguyên nhân gây sạm da mặt hay da bị sạm màu

3.5 Di truyền hoặc bẩm sinh

Những nguyên nhân da sạm đen hay da bị sạm màu do yếu tố di truyền như:

  • Hội chứng Calm:  trẻ sau khi sinh xuất hiện những mảng màu nâu nhạt, có kích thước từ 2-20cm nằm rải rác và sẽ có xu hướng biến mất khi trẻ trưởng thành.
  • Tàn nhan:  Là những đốm nhỏ màu nâu nhạt có nhiều trên vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chúng thường bắt đầu nổi lên trước 3 tuổi và sẽ trở nên nặng hơn khi đến tuổi dậy thì, hoặc thời tiết xuân hè.
  • Kitamura, hội chứng da tăng sắc tố vùng đầu chi: các mảng da tăng sắc tố tương tự tàn nhang ở vùng mu bàn tay và có trước 20 tuổi.
  • Nhiễm sắc tố đầu chi DOLI: Vùng da tăng sắc tố xuất hiện từ lúc sơ sinh hoặc khi trưởng thành ở vùng mu bàn chân hoặc bàn tay.
  • BECKER: Những mảng màu nâu với nhiều kích thước có ở vùng lưng, vai hoặc dưới ngực. Chúng phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn 20-30 tuổi và sẽ nặng hơn khi da tiếp xúc với ánh nắng lâu.
  • PEUTZ-JEGHER: Các mảng sắc tố hoặc nốt ruồi có ở môi dưới từ nhỏ. Những mảng trên da sẽ từ từ biến mất, còn ở trong miệng thì không.
tại sao da lại đen haynguyên nhân da bị sạm đen ? Yếu tố di truyền là nguyên nhân khách quan khiến sạm da hay da mặt đen
Tình trạng sạm da,da mặt đen, thâm nám và tàn nhang cũng có thể là do yếu tố di truyền

Bên cạnh những nguyên nhân da bị sạm đen hay da tối màu là do yếu tố di truyền thì bẩm sinh cũng là yếu tố. Melanin là những sắc tố quyết định màu da và có hai loại là Melanin tối màu (Eumelanin) và Melanin sáng màu (Pheomelanin). Cho nên, những người sở hữu làn da đen bẩm sinh chính là do cơ thể tổng hợp nhiều sắc tố Melanin tối màu hơn.

3.6 Vấn đề dinh dưỡng là nguyên nhân khiến sạm da

Tại sao da lại đen hay da mặt bị sạm đen chữa thế nào? Chế độ dinh dưỡng không tốt, nhiều tinh bột, đường và thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân gây sạm da hay da bị sạm đen . Lượng bột đường bên trong cơ thể nhiều sẽ khiến gia tăng AGEs (sản phẩm đường hóa cuối cùng).

Chúng sẽ tàn phá collagen bên trong cơ thể, nguyên nhân khiến da lão hoá sớm. Bên cạnh đó còn kích thích tế bào Melanocytes phát triển và dẫn đến hình thành nhiều sắc tố Melanin hơn, khiến làn da trở nên đen sạm hơn.

Các thực phẩm có hại cũng là nguyên nhân gây sạm da mặt hay da mặt sạm đen, nguyên nhân da bị sạm đen thường gặp
Một số thực phẩm cũng là nguyên nhân gây sạm da hay da mặt đen

3.7 Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân phổ biến gây sa

Bạn đang thắc mắc cách chăm sóc da mặt bị sạm đen hay tại sao da lại đen? Thì nắng mặt trời cũng là nguyên nhân gây sạm da. Tia UVA và UVB trong nắng là hai tác nhân chủ yếu khiến da bị tăng sắc tố, khiến lượng collagen bị phá huỷ, da lão hóa nhanh và có nhiều đốm đen hoặc những vùng da không đều màu. Do đó, chị em phụ nữ nên tạo thói quen dùng kem chống nắng để bảo vệ da trước những nguy cơ do nắng gây nên.

Tham khảo thêm:
>> Thông tin giải đáp cách chữa da bị sạm nắng mà chị em cần biết.
>> Thông tin về các da mặt bị sạm đen phải làm sao.
Nắng cũng là nguyên nhân khiến da sạm đen
Da mặt bị sạm đen chữa thế nào ? Hạn chế ánh nắng tàn phá gây sạm da và lão hóa nhanh chóng

Quá trình hình thành hắc tố sau khi tiếp xúc với tia UV và ánh sáng được kích thích bởi các tế bào sừng và nguyên bào sợi. Quá trình gây ra bởi tia UV và ánh sáng nhìn thấy là sự tiết ra yếu tố tế bào gốc (SCF), phối tử cho thụ thể tyrosine kinase, c-kit, dẫn đến sự tăng sinh của tế bào hắc tố gây sạm da.

3.8 Người thường xuyên ngủ muộn và hoạt động nhiều trên máy tính

Tại sao da lại đen hay da mặt bị sạm đen chữa thế nào? Việc thường xuyên ngủ muộn, giấc ngủ không đều chính là đáp án cho câu hỏi vì sao bạn chăm sóc da rất đầy đủ nhưng da vẫn kém sắc. Khi cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, làn da sẽ trở nên sạm đen hay tối màu, mệt mỏi.

Bên cạnh đó, việc hoạt động nhiều trên máy tính cũng là nguyên nhân da sạm đen. Ánh sáng trên máy tính chiếu trực tiếp trên da sẽ khiến lượng melanin gia tăng, gây nên tình trạng sạm da , da tối màu và xuất hiện quầng thâm mắt. Do đó, bạn nên sắp xếp lại thời gian biểu để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ hơn.

Thức khuya sẽ là nguyên nhân khiến da sạm màu hay da mặt đen và không nên thức khuya là cách chăm sóc da mặt bị sạm đen
Dù bạn có chăm skincare nhưng thức khuya thì vẫn có thể gây sạm da mặt,da tối màu

3.9 Da bị tổn thương do lạm dụng mỹ phẩm

Đánh vào tâm lý muốn sở hữu làn da trắng nhanh hay trị da bị sạm màu nhanh chóng của phái đẹp, nhiều loại mỹ phẩm kém chất lượng với khả năng làm trắng cấp tốc đã ra đời.

Tuy nhiên, bên trong chúng thường chứa chất tẩy rửa mạnh – nguyên nhân khiến da bị bào mòn và trở nên mỏng, yếu ớt hơn. Chính vì thế, sau một thời gian ngắn ngủi sở hữu làn da trắng, dần dần da bạn sẽ trở nên sạm màu hay da bị sạm đen và kém sắc hơn rất nhiều.

Nguyên nhân sạm da là do dùng mỹ phẩm kém chất lượng
Nguyên nhân sạm da  hay da tối màu do dùng mỹ phẩm kém chất lượng

3.10 Ô nhiễm môi trường

Bụi mịn, khói bụi, chất phóng xạ, chất gây ô nhiễm… những tác nhân ô nhiễm môi trường này sẽ tạo ra những gốc tự do trong không khí. Khi những gốc này tiếp xúc với da sẽ dẫn đến kích thích sản sinh Melanin – nguyên nhân khiến sạm da, collagen bị ảnh hưởng và lão hoá nhanh.

Chính vì thế, bạn nên chú trọng loại bỏ những tạp chất bám trên da khi áp dụng các liệu pháp skincare, sử dụng một số sản phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp tạo nên một lá chắn ngăn chặn các yếu tố gây hại cho da từ bên ngoài.

 tại sao da lại đen ? Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến da sạm đen hay da sạm màu
Môi trường ô nhiễm gây nhiều vấn đề cho da như sạm da và nổi mụn trên da

3.11 Không tẩy tế bào chết thường xuyên

Da mặt bị sạm đen chữa thế nào ? Tẩy da chết là bước quan trọng giúp tái tạo da mới khoẻ mạnh và trắng sáng hơn cho da mặt đen. Không tẩy da chết thường xuyên sẽ khiến các sản phẩm chăm sóc da không thể phát huy tác dụng vì khó thẩm thấu vào bên trong, là nguyên nhân khiến da sạm màu, thiếu sức sống và sạm da hơn. Nên tẩy da chết 1-2 lần trong tuần để cải thiện chất lượng da của bạn tốt hơn.

Nguyên nhân gây sạm da hay da mặt sạm đen là không tẩy tế bào chết thường xuyên
Tẩy tế bào chết thường xuyên giúp hạn chế sạm da hay da mặt sạm đen

4. Cách cải thiện làn da sạm đen

Sau khi hiểu được những nguyên nhân da bị sạm đen, bạn sẽ dễ dàng cải thiện làn da của mình bằng một số liệu pháp sau:

4.1 Sử dụng những dưỡng chất làm trắng da

  • Acid salicylic: Đây là dưỡng chất chứa nhiều trong một số loại mỹ phẩm dưỡng da với tác dụng loại bỏ những vết thâm, sạm da. hỗ trợ trị da mụn và tẩy tế bào chết.
  • Dưỡng chất Niacin: có khả năng làm chậm quá trình lão hoá, trung hoà những gốc tự do và mang lại làn da khỏe mạnh hơn.
  • Vitamin C: Bạn đang thắc mắc cách chăm sóc da mặt bị sạm đen ? Thì hay nghĩ đến vitamin c đây là loại dinh dưỡng tự nhiên chứa nhiều trong các loại rau, củ, quả và được chiết xuất nhiều trong mỹ phẩm với tác dụng chống oxy hoá, trắng da và trung hòa gốc tự do. Tuy nhiên, vitamin C lại có tính ăn mòn, chúng khiến da trở nên nhạy cảm hơn dưới ánh nắng và cần có những biện pháp bảo vệ da đi kèm.
Cách trị sạm da mặt, da mặt đen hay da sạm màu bằng vitamin C
Sử dụng dưỡng chất từ vitamin C ngăn ngừa sạm da hay da mặt đen

4.2 Trị sạm da bằng những liệu pháp thẩm mỹ

Với những liệu pháp phục hồi da hay trị da bị sạm màu bằng các phương pháp thẩm mỹ, da sẽ trở nên trắng sáng nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này tốn nhiều chi phí và sẽ đi kèm rủi ro nếu bạn chọn nhầm những địa chỉ thẩm mỹ viện không uy tín. Do đó, hãy lựa chọn những chuyên gia da liễu hàng đầu để đạt hiệu quả cao.

  • Thay da sinh học: Liệu pháp này sử dụng những các chất hoá học để loại bỏ làn da bị hư tổn bên ngoài và tái tạo làn da mới khoẻ mạnh hơn.
  • Loại bỏ sạm da bằng tia laser: Việc chiếu tia laser với cường độ thích hợp sẽ giúp loại bỏ những vết thâm, nám, mờ sẹo và cải thiện chất lượng da rõ rệt.
  • Loại bỏ các vùng da sạm đen, vùng da bị hư tổn bằng Hydroquinone cũng là liệu pháp thường được áp dụng.
Cách chữa da sạm đen bằng tia laser
Trị sạm da bằng tia laser

Tham khảo tài liệu Đánh giá về liệu pháp laser và ánh sáng trong trị sạm da

4.3 Tạo thói quen chăm sóc da mỗi ngày

Bên cạnh những cách chăm sóc da mặt bị sạm đen trên thì việc skincare mỗi ngày cũng giúp loại bỏ những nguyên nhân khiến da sạm đen và mang lại làn da trắng sáng.

  • Làm sạch da: Với làn da sạch sẽ, các dưỡng chất sẽ dễ dàng hấp thụ vào da hơn, từ đó chất lượng da cũng được cải thiện.
  • Chăm sóc da bị sạm màu với toner chứa vitamin C: Toner sẽ giúp làn da bạn trắng sáng hơn, tăng độ đàn hồi và thu nhỏ lỗ chân lông. Nên ưu tiên chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên và có thương hiệu uy tín.
  • Sử dụng mặt nạ dưỡng trắng: Việc đều đặn đắp mặt nạ chứa các thành phần tự nhiên tốt cho da như vitamin C, E, A 3 lần/ tuần sẽ giúp tăng độ ẩm, làm sạch và khiến da được khỏe hơn.
  • Sử dụng serum chứa tinh chất dưỡng ẩm và làm trắng: Đối với những là da khô, bị tổn thương nên chú trọng đến bước này vì việc dưỡng ẩm tốt sẽ ngăn chặn sự xuất hiện của các vùng da bị hư tổn, sạm da. Nên chọn sản phẩm phù hợp với làn da, không gây bít tắc lỗ chân lông và dị ứng.
  • Ngăn chặn sự mất nước từ bên trong làn da với những liệu pháp khoá ẩm.
  • Thoa kem chống nắng hằng ngày. Đa số mọi người sẽ có tâm lý chủ quan không bôi kem chống nắng vào những ngày trời mát. Tuy nhiên, tia UV vẫn luôn len lỏi khắp mọi nơi cho dù nắng nhẹ nên vẫn phải bôi kem chống nắng.
cách chăm sóc da mặt bị sạm đen hay da bị sạm màu là Thoa kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UV
Thoa kem chống nắng trước khi ra đường để bảo vệ làn da khỏi bị sạm da hay da mặt đen

Chính vì thế, sử dụng kem chống nắng mỗi ngày sẽ giúp ngăn chặn tác hại da sạm màu của tia UV. Bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 15, phù hợp với làn da và không gây kích ứng. Song song với kem chống nắng, bạn nên trang bị thêm mũ, nón, áo khoác, khẩu trang trước khi ra ngoài.

Cách trị rối loạn nội tiết tố nữ tự nhiên hết sạm da hay da mặt đen hiệu quả

Tham khảo thêm:
>> Giải đáp thắc mắc cách chữa sạm da mặt mà chị em cần biết.
>> Chia sẻ thông tin về cách trị nám da bằng trứng gà 
>> Gợi ý cách trị sạm da sau sinh mà chị em cần biết.

Trên đây là các nguyên nhân khiến da sạm đen cùng những liệu pháp cải thiện làn da hiệu quả mà Venus muốn chia sẻ với các bạn. Đối với phụ nữ, làn da là yếu tố quan trọng quyết định tạo nên nét đẹp của bản thân. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn cải thiện làn da của mình được trắng sáng, khỏe đẹp hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.